tailieunhanh - Tiểu luận: Phân tích vai trò của đạo giáo trong gia đình, dòng họ, làng xã Việt Nam cổ truyền

Đạo giáo là tôn giáo hình thành qua một quá trình dài và thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác nhau. Nhưng nhìn chung, qua rất nhiều tư liệu của các nhà nghiên cứu thì Đạo giáo được hình thành trên cơ sử lí luận của Đạo gia - là học thuyết do Lão Tử khởi xướng và được Trang Tử hoàn thiện vào khoảng thế kỉ II sau CN | Tiêu luận Phân tích vai trò của đạo giáo trong gia đình dòng họ làng xã Việt Nam cổ truyền 1 1. Khái quát sơ lược về sự ra đời của Đạo giáo ở Trung Quốc Đạo giáo là tôn giáo hình thành qua một quá trình dài và thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác nhau. Nhưng nhìn chung qua rất nhiều tư liệu của các nhà nghiên cứu thì Đạo giáo được hình thành trên cơ sử lí luận của Đạo gia - là học thuyết do Lão Tử khởi xướng và được Trang Tử hoàn thiện vào khoảng thế kỉ II sau CN. Lịch sử ra đời của Đạo giáo được ghi lại trong sử sách Trung Quốc khá phức tạp và nhiều khi mâu thuẫn nhau về nhân vật quan hệ truyền thừa và thời điểm. Nói chung Đạo giáo được hình thành trong phong trào nông dân khởi nghĩa vào giữa thời Đông Hán. Lúc đầu Đạo giáo có hai tổ chức chính là Ngũ Đấu Mễ Đạo của Trương Lăng vào năm 141 và năm 184 xuất hiện Thái Bình Đạo của Trương Giác. Sau hai tổ chức này bị phân hóa một bộ phận vẫn lưu truyền trong dân gian còn bộ phận khác thì thâm nhập lên tầng lớp trên và trở thành Đạo giáo chính thống. Đạo giáo có hai phái Đạo giáo phù thủy dùng các pháp thuật trừ tà trị bệnh chủ yếu giúp cho dân thường khỏe mạnh Đạo giáo thần tiên dạy tu luyện luyện đan dành cho các quý tộc cầu trường sinh bất tử. Kinh điển của Đạo giáo gọi là Đạo Tạng kinh ngoài sách về giáo lý nghi lễ Đạo Tạng còn gồm cả các sách thuốc dưỡng sinh bói toán tướng số thơ văn bút kí. Đạo giáo thờ Đạo và tôn Lão Tử làm giáo chủ gọi là Thái Thượng Lão Quân coi ông là Đạo giáng xuống cõi trần. Đạo được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Lão Tử coi Đạo là phạm trù triết học cao nhất là căn nguyên chung của thế giới vạn vật có trước trời đất là cơ sở vật chất đầu tiên của thế giới. Hay có thể hiểu Đạo là con đường đi là cái để chỉ quy luật vận động khách quan sự biến hóa của vạn vật là bản thể của vũ trụ. Khái niệm về Đạo không chỉ dừng lại ở đây nó còn được với những nghĩa khác nhưng cũng không nhiều lắm. Tóm lại thuật ngữ Đạo nói trên không có nghĩa tôn giáo hay tín ngưỡng nó chỉ có nghĩa triết học chính trị