tailieunhanh - Giáo trình Đại cương Mỹ học Mác - Lênin: Phần 2 - ThS. Nguyễn Thanh Sơn
Phần 1 "Giáo trình Đại cương Mỹ học Mác - Lênin" trình bày nội dung mỹ học Mác - Lênin như đối tượng nghiên cứu của mỹ học Mác - Lênin, quan hệ thẩm mỹ, khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ, nghệ thuật, giáo dục thẩm mỹ. | PHẦN II MỸ HỌC MÁC - LÊNIN I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC MÁC -LÊNIN Từ khi hình thành khoa học triết học cho đến thế kỷ thứ XVIII tư tưởng mỹ học vẫn chưa có một đối tượng riêngmà chỉ như phần của triết học. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung đời sống thẩm mỹ đời sống nghệ thuật của - cũng phát triển và đạt đến độ nở rộ ở thời Phục hưng và khai sáng. Lúc đó những nguyên lý chung của triết học đã không thể giải quyết hết những vấn đề riêng của đời sống thẩm mỹ đặc biệt là các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Từ đó nảy sinh nhu cầu phải có một môn khoa học mới - mỹ học. Năm 1750 Baumgácten đã cho xuất bản cuốn mỹ học đầu tiên ở đó ông xác định môn học này là nghiên cứu việc nhận thức thế giới bằng cảm xúc. Thời kỳ cổ điển Đức Kant cho đối tượng của mỹ học là lĩnh vực sự phán đoán về thị hiếu thẩm mỹ như vậy chỉ nhấn mạnh yếu tố chủ quan mà giản lược đi yếu tố khách quan đây là yếu tố không kém phần quan trọng của chủ thể thẩm mỹ. Giữa thế kỷ XIX Trécnexépxki coi đối tượng của mỹ học là quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực và xác nhận cái đẹp là cuộc sống mà không xem xét nghệ thuật một cách thoả đáng trong hệ thống mỹ học của mình. Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và tiền đề sự phát triển phong phú đa dạng của đời sống văn hoá thẩm mỹ của thế giới mà phần tập trung cao nhất của nó là tình hình hoạt động văn hoá nghệ thuật được phản ánh một cách sâu rộng nhanh nhạy kịp thời sinh động qua các phương tiện thông tin đại chúng cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có thể thấy mỹ học phải nghiên cứu mặt thẩm mỹ của đời sống xã hội. Mặt thẩm mỹ của đời sống xã hội là biểu hiện quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực. Hai phương diện đối lập nhau trong quan hệ thẩm mỹ nay là khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ. Chúng tác động qua lại lẫn nhau ở trình độ cao nhất tập trung nhất trong nghệ thuật. Do đó nghệ thuật như phương thức và kết quả cao nhất của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách thể thẩm mỹ và chủ thể thẩm .
đang nạp các trang xem trước