tailieunhanh - Câu hỏi bài tập ôn thi môn: Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam

Câu hỏi bài tập ôn thi môn "Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam" cung cấp cho các bạn 10 câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải về cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn 1939-1945,. | Câu 1 trình bày nội dung cơ bản trong cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2 1930 của Đảng Phân tích chủ trương tập hợp lực lượng của Đảng được nêu trong cương lĩnh đó 1. Hoàn cảnh lịch sử - Vào cuối năm 1929 đầu 1930 yêu cầu khách quan phải thành lập ra một chính đảng ở Việt Nam. Trước tính hình đó Quốc tế Cộng sản đã cử Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm trở về nước triệu tập hội nghị thành lập ngày 3 đến 7 3 1930 đã diễn ra Hội nghị hợp nhất Đảng tại Cửu Long-Hương Cảng-Trung Quốc dưới sự chủ trì của NAQ. - Hội nghị đã thống nhất các vấn đề Đặt tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam. Bầu BCHTW lâm thời. Thông qua Chính cương vắn tắt Sách lược vắn tắt. Đây chính là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Đường lối chiến lược của cách mạng VN trước hết là cuộc cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản. - Nhiệm vụ chiến lược trên các phương diện Chính trị Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho nước non hoàn toàn độc lập. Dựng lên chính phủ công nông binh. Tổ chức ra quân đội công-nông. Kinh tế Tịch thu những sản nghiệp lớn của Đế quốc giao cho cphủ công nông binh quản lý. Tịch thu ruộng đất của Đế quốc Việt gian giao cho chính phủ công nông binh quản lý và chia cho dân cày nghèo. Xóa bỏ mọi sưu thuế. Thực hiện ngày làm việc 8 giờ. Văn hóa- xã hội Dân chúng được tự do tổ chức hội họp ngôn luận. Nam nữ bình đẳng. Phổ thông hóa giáo dục theo hướng công nông hóa. Nhận xét chung Những nhiệm vụ trên bao gồm nhiệm vụ dân tộc và dân chủ chống Đế quốc giành độc lập chống phong kiến giành ruộng đất người cày. Trong đó chống Đế quốc là nhiệm vụ hàng đầu - Lực lượng cách mạng Công nhân nông dân là động lực chính giai cấp công nhân lãnh đạo. Mở rộng với tiểu tư sản trí thức trung nông. 1 Trung lập với phú nông trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam khi chưa lộ bộ mặt phản cách mạng và đánh đổ bất cứ bộ phận nào lộ rõ bộ mặt phản cách mạng. Trong khi liên lạc tạm thời với các tầng lớp giai cấp khác .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN