tailieunhanh - Chiếu dời đô – Khát vọng về một đất nước dân tộc, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh

Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí – Trần. Hơn nữa, nó là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hung cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Tuy không phải là hoàn cảnh giặc thù đang lăm le ngoài biên ải, vận mệnh Tổ. | Chiếu dời đô - Khát vọng về một đất nước dân tộc thống nhất hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh Trong những áng văn nghị luận trung đại Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí - Trần. Hơn nữa nó là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất hung cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Tuy không phải là hoàn cảnh giặc thù đang lăm le ngoài biên ải vận mệnh Tổ quốc lâm nguy như hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ. Cũng không phải không khí tưng bừng rộn rã của cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn như hoàn cảnh ra đời của Bình ngô đại cáo. Đây là hoàn cảnh đất nước đã thái bình. Nhưng nền thái bình ấy còn mong manh nguy cơ giặc giã thôn tính Đại Việt chưa phải là hết. Đây là thời điểm dân tộc ta đã giành được chủ quyền có núi sông riêng chế độ riêng nhưng các triều đại Đinh- Tiền Lê nối tiếp nhau ra đời rồi cũng nhanh chóng tiêu vong. Nhà Lí thành lập. Một trọng trách nặng nề đè nặng trên đôi vai vương triều họ Lí. Làm thế nào để giữ yên giang sơn bờ cõi bảo tồn được thành quả của cha ông đã giành được làm thế nào để phát triển đất nước ngày càng hùng cường Niềm trăn trở ấy đã biến thành quyết định dời đô của Lí Thái Tổ Lí Công Uẩn và bài Chiếu đã ra đời. Hơn ai hết Lí Công Uẩn hiểu rõ lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô. Trong lịch sử nhân loại đã có không ít những lần dời đô. Không xét đâu xa lạ chỉ riêng một quốc gia cận kề với Đại Việt là Trung Hoa chỉ ở hai triều đại thôi cũng đã có tới vài lần phải thay đổi kinh đô Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Việc dời đô của các vị đế vương Thương Chu ấy phải đâu là những việc làm tùy tiện theo ý riêng của mình. Đó là những việc làm có suy tính đến sự thiệt hơn đến sự hưng thịnh tồn vong của giang sơn xã tắc đến hạnh phúc lâu dài của trăm họ muôn dân. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN