tailieunhanh - Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Trong bài thơ Bài thơ đan nón, Nguyễn Khoa Điềm đã có những lời mời thật đáng yêu: Sao anh không về thăm quê em, Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên. Bàn tay xây lá, tay xuyên nón, Mười sáu vành mười sáu trăng lên. Những câu thơ thật đẹp, gợi nhắc đến một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam: Chiếc nón lá. Nón lá có từ rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 năm đến 3500. | mi 1 Ầ 1 Ấ r 1 r T Thuyêt minh về chiêc nón lá Việt Nam Trong bài thơ Bài thơ đan nón Nguyễn Khoa Điềm đã có những lời mời thật đáng yêu Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên. Bàn tay xây lá tay xuyên nón Mười sáu vành mười sáu trăng lên. Những câu thơ thật đẹp gợi nhắc đến một nét văn hoá độc đáo của Việt Nam Chiếc nón lá. Nón lá có từ rất lâu đời. Hình ảnh tiền thân của chiếc nón được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 năm đến 3500 năm về trước. Từ xưa nghề làm nón đã rất phổ biến ở Việt Nam. Những cái tên như nón Gò Găng nón Tây Hồ nón Truồi nón Phú Cam nón La Sơn nón làng Chuông. đã trở nên khá thân thiết trong lòng người Việt Nam. Chiếc nón lá cũng có nhiều kiểu nhiều vẻ như nón quai thao nón dấu nón bài thơ nón cời nón gõ nón lá liệu dùng làm nón lấy từ nguồn sản phẩm của núi rừng như tre trúc lá nón. Việt Bắc Tây Bắc Trường Sơn Tây Nguyên U Minh. là nguồn vô tận về lá nón. Lá cọ lá kè cũng dùng để làm nón. Nghề chằm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ mà cả những người đàn ông trong gia đình cũng có thể giúp chuốt vành lên khung nón. Với cây mác sắc họ chuốt từng sợi tre cho thật tròn và óng chuốt rồi uốn thành 16 nan vành một cách công phu sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Người phụ nữ thì nức vành và ủi lá. 16 vòng nan tre xếp tròn đường kính từ nhỏ xíu trên đỉnh nón rồi lớn dần theo vành nón. Nói về lá để có được lá đẹp người thợ thường phải chọn lá có màu xanh nhẹ ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lớp lá người thợ phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có dáng thanh nhẹ. Sau đó họ dùng những sợi cước mảnh để may những lá nón lại. Thao tác này đòi hỏi sự công phu tỉ mỉ thì nón mới không bị thô. Chiếc nón đem đến cái duyên dáng dịu dàng cho người phụ nữ. Bởi vậy mà yêu cầu về tính thẩm mĩ của chiếc nón lá ngày một cao hơn. Vành nón chuốt nhỏ hơn lá non được sấy trắng hơn những sợi cước trắng được dùng làm chỉ khâu thay cho .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN