tailieunhanh - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: SINH HỌC; Khối B

Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài, | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi có 08 trang ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn SINH HỌC Khối B Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian phát đề Mã đề thi 958 Họ tên thí sinh Số báo danh . I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 40 câu từ câu 1 đến câu 40 Câu 1 Ở một loài thực vật alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa hai cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen trên. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 trong đó cây có kiểu hình thân thấp hoa vàng quả dài chiếm tỉ lệ 4 . Biết rằng hoán vị gen xảy ra cả trong quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Tính theo lí thuyết cây có kiểu hình thân cao hoa đỏ quả tròn ở F2 chiếm tỉ lệ A. 54 0 . B. 49 5 . C. 16 5 . D. 66 0 . Câu 2 Theo Đacuyn đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. C. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản. D. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 3 Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0 5A 0 5a đột ngột biến đổi thành 0 7A 0 3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên A. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a. B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể. C. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối. D. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN