tailieunhanh - Thuyết minh về chiếc Bánh chưng ngày Tết
Bánh chưng, bánh tét là món ăn truyền thống của dân tộc. Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có nhiều học giả, nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về ý nghĩa. Riêng tôi rất thích thú với truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương thứ 6, về cuộc thi tài để chọn người lên làm vua: không thi gì mà thi làm món ăn. Ngay sau khi phá xong giặc Ân, vua Hùng muốn truyền ngôi cho dịp đầu xuân, vua mở hội các con mà bảo rằng: ”Con nào tìm được thức. | mi Á 1 Ầ Ẩ r r A mẤj Thuyêt minh vê chiêc Bánh chưng ngày Têt Bánh chưng bánh tét là món ăn truyền thống của dân tộc. Có nhiều truyền thuyết dân gian cũng như có nhiều học giả nhà nghiên cứu văn hóa giải thích khác nhau về ý nghĩa. Riêng tôi rất thích thú với truyền thuyết từ thời vua Hùng Vương thứ 6 về cuộc thi tài để chọn người lên làm vua không thi gì mà thi làm món ăn. Ngay sau khi phá xong giặc Ân vua Hùng muốn truyền ngôi cho dịp đầu xuân vua mở hội các con mà bảo rằng Con nào tìm được thức ăn ngon lành để bày cỗ và có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho . Các Lang các người con của vua Hùng đã đua nhau làm ra những món lạ từ những vật liệu sơn hào hải vị quý hiếm khắp nơi. Riêng người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu tính tình thuần hậu chí hiếu làm ra bánh chưng bánh dầy. Kết quả được vua cha chọn nhường ngôi. Cái giỏi và cái tâm của Lang Liêu là biết sử dụng những nguyên liệu thông thường có sẵn như lá gạo nếp đậu xanh thịt heo. để làm thành món ăn mà trong đó đã gói ghém cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước mang ý nghĩa sâu xa để làm vật phẩm cúng tế tổ tiên đất trời. Vào các dịp lễ tết ở miền Bắc phổ biến nhất là bánh chưng bánh dầy. Có người quan niệm bánh chưng hình vuông để tượng trưng cho đất là âm dành cho mẹ. Bánh dầy hình tròn để tượng trưng cho trời là dương dành cho cha. Ở miền Nam bánh tét được chọn thay thế bánh chưng. Có người giải thích đó là do sự hội nhập nhiều luồng văn hoá khác nhau đặc biệt là văn hoá Chăm với tín ngưỡng Phồn Thực nên bánh tét có hình tượng như chiếc Linga là biểu tượng của sức sống sự trường tồn hùng mạnh. Nhưng có quan niệm khác cho rằng bánh tét thực ra là cái bánh chưng nguyên thủy của người Việt cổ được bảo lưu tại miền Nam. Ở miền Trung thì có cả bánh chưng và bánh tét. Từ năm 1802 sau khi đất nước được thống nhất dưới thời Gia Long bắt đầu có sự kết hợp văn hoá cổ truyền của đất Bắc và văn hoá mới phong phú của vùng đất mới phương Nam. Đặc biệt ở Thừa Thiên Huế trong nồi bánh tết luôn luôn có
đang nạp các trang xem trước