tailieunhanh - Kỹ thuật điện tử - Mạch dao động đa hài (multivibrator) - Võ Kỳ Châu
Mạch dao động đa hài hai trạng thái bền (bistable multivibrator) Mạch bistable là mạch có thể có một trong hai trạng thái bền (stable state) và có thể chuyển từ trạng thái bền này sang trạng thái bền kia bằng một kích thích bên ngoài (trigger). Mạch hai trạng thái bền được dùng nhiều trong các thao tác trên tín hiệu số như đếm, lưu trữ thông tin nhị phân, | Biên soạn Võ Kỳ Châu - Bộ môn Điện tử Khoa Điện - Điện tử Email vkchau@ 12 Mạch dao động đa hài multivibrator 12-1 Mạch dao động đa hài hai trạng thái bền bistable multivibrator Mạch bistable là mạch có thể có một trong hai trạng thái bền stable state và có thể chuyển từ trạng thái bền này sang trạng thái bền kia bằng một kích thích bên ngoài trigger . Mạch hai trạng thái bền được dùng nhiều trong các thao tác trên tín hiệu số như đếm lưu trữ thông tin nhị phân . Mạch bistable còn có tên gọi khác là mạch binary flip-flop. 12-1-1 Các trạng thái bền của mạch binary Hình 12-1 biểu diễn sơ đồ của một mạch binary. Các linh kiện A1 A2 là các transistor ngõ vào X là base của transistor ngõ ra Y là collector của transistor và Z là emitter. Cực tính của nguồn cung cấp trên hình là dành cho transistor loại NPN. Lưu ý là ngõ ra của mỗi bộ khuếch đại được ghép đến ngõ vào của bộ khuếch đại kia. Hình 12-1 Mạch binary với A1 A2 là các transistor và V V .V V .R R . v YY CC XX BB y C . Vì tính đối xứng của mạch nên có thể dòng tĩnh của mỗi transistor là như nhau. Điều này sẽ đúng nếu cả hai transistor đều được phân cực đủ âm để tắt hoặc đủ dương để bão hòa. Tuy nhiên trong thực tế trạng thái này ít được sử dụng như ta sẽ thấy ở các phân tích sau. Bây giờ ta thử xét trường hợp cả hai transistor đều làm việc trong vùng tích cực với dòng như nhau. Trong trường hợp này ta có thể tìm được dòng I1 I2 phù hợp với định luật Kirchhoff và đặc 1 13 Biên soạn Võ Kỳ Châu - Bộ môn Điện tử Khoa Điện - Điện tử Email vkchau@ tính linh kiện. Tuy nhiên trạng thái này sẽ là trạng thái không bền unstable state của mạch. Ta giả sử là dòng I1 có một thay đổi nhỏ. Nếu I1 tăng thì điện áp tại ngõ ra Y1 sẽ giảm và ngõ vào X2 sẽ giảm theo. Sự thay đổi này sẽ được khuếch đại đảo bởi A2 và ngõ ra Y2 sẽ tăng. Do đó điện áp tại X1 sẽ trở nên dương hơn và kết quả là dòng I1 sẽ tăng hơn nữa. Chu trình này lặp lại bản thân nó. Dòng I1 tiếp tục tăng và dòng I2 tiếp tục giảm trạng .
đang nạp các trang xem trước