tailieunhanh - Kỹ thuật điện tử - Transistor lưỡng cực (Bipolar Junction Transistor) - Võ Kỳ Châu

Transistor là một linh kiện rất quan trọng trong điện tử, bao gồm cả các mạch điện tử rời rạc và các mạch tích hợp. Sự quan trọng của thiết bị này xuất phát từ khả năng của nó trong việc tạo ra các bộ khuếch đại. Một mạch được xem là mạch khuếch đại khi nó có khả năng sử dụng các thay đổi nhỏ của dòng hoặc áp ở ngõ vào để tạo ra các thay đổi lớn hơn ở ngõ ra. | Biên soạn Võ Kỳ Châu - Bộ môn Điện tử Khoa Điện - Điện tử Email vkchau@ 3 Transistor lưỡng cực Bipolar Junction Transistor 3-1 Giới thiệu Transistor là một linh kiện rất quan trọng trong điện tử bao gồm cả các mạch điện tử rời rạc và các mạch tích hợp. Sự quan trọng của thiết bị này xuất phát từ khả năng của nó trong việc tạo ra các bộ khuếch đại. Một mạch được xem là mạch khuếch đại khi nó có khả năng sử dụng các thay đổi nhỏ của dòng hoặc áp ở ngõ vào để tạo ra các thay đổi lớn hơn ở ngõ ra. Tín hiệu nhỏ được xem là ngõ vào của bộ khuếch đại tín hiệu lớn nhận được là ngõ ra của bộ khuếch đại. Hai dạng transistor quan trọng nhất là transistor lưỡng cực tính Bipolar Junction Transistor -BJT và transistor hiệu ứng trường Field Effect Transistor - FET . BJT sử dụng hai loại hạt dẫn để tạo ra dòng điện là lỗ trống và electron tự do do đó nó được gọi là lưỡng cực. Chúng ta sẽ tìm hiểu BJT trong chương này. Hoạt động của FET sẽ được đề cập ở những chương sau. BJT là loại transistor được phát triển đầu tiên và kể từ đó nó được sử dụng rộng rãi trong điện tử. Ngày nay BJT vẫn còn giữ một vai trò quan trọng trong công nghiệp bán dẫn. Tuy nhiên kỹ thuật FET ngày nay đã phát triển rất nhiều và thậm chí nó được sử dụng nhiều hơn cả BJT trong các mạch tích hợp. 3-2 Lý thuyết hoạt động của BJT Transistor lưỡng cực tính BJT là một linh kiện ba cực được tạo nên từ hai chuyển tiếp PN. Nó có thể được tạo nên từ một thanh bán dẫn được kích thích sao cho mật độ hạt dẫn thay đổi dần từ N sang P và trở lại N hoặc từ P chuyển sang N rồi trở lại P. Trong cả hai trường hợp mỗi chuyển tiếp sẽ được hình thành tại ranh giới của sự chuyển đổi tính chất bán dẫn từ loại N hoặc P sang loại p hoặc N . Hình 3-1 cho thấy hai dạng BJT. Hình 3-1 Cấu trúc transistor NPN và PNP. 1 31 Biên soạn Võ Kỳ Châu - Bộ môn Điện tử Khoa Điện - Điện tử Email vkchau@ Khi BJT được tạo nên bằng cách đặt bán dẫn loại P giữa hai bán dẫn loại N như hình 3-1 a nó được gọi là BJT loại NPN.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN