tailieunhanh - Rừng, sông ngòi và biển

Bài viết "Rừng, sông ngòi và biển" tổng hợp nghiên cứu về mối quan hệ giữa rừng, sông ngòi và biển, mối quan hệ này ở lưu vực sông Vu gia Thu bồn và khuyến cáo cách tiếp cận từ đầu nguồn tới biển trong quản lý tài nguyên. nội dung bài viết để nắm bắt đầy đủ nội dung chi tiết. | RỪNG SÔNG NGÒI VÀ BIỂN Quách Thị Xuân - Võ Lương Bình Nguyên Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nang Rừng sông và biển là ba yếu tố thiên nhiên có mối quan hệ khăng khít và chịu sự ảnh hưởng của nhau. Các hoạt động sự kiện diễn ra tại thượng nguồn đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hạ nguồn. Theo nghiên cứu của Neary Ice và Jackson 13 về mối quan hệ giữa đất rừng với chất lượng nước thì nguồn nước ngọt bền vững và chất lượng cao nhất thế giới có nguồn gốc từ hệ sinh thái rừng. Các đặc điểm sinh học hóa học và vật lí của đất rừng đặc biệt thích hợp cho việc cung cấp nước ngọt chất lượng cao cho suối sông ao hồ đồng thời rừng còn giúp điều hòa các dòng thủy văn và cung cấp môi trường sống thủy sinh đa dạng. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước và thủy văn dẫn đến các thiên tai như sạt lở đất lũ lụt và hạn hán việc duy trì và phục hồi hệ sinh thái rừng đóng một vai trò quan trọng và cấp thiết trong việc bảo vệ nguồn nước và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Rừng sông và biển là những tài nguyên quan trọng phục vụ cho nhiều ngành kinh tế của các tỉnh và thành phố trên lưu vực sông. Bài tham luận này tổng hợp một số bằng chứng về mối quan hệ giữa các loại tài nguyên rừng sông và biển ở một số lưu vực sông trong và ngoài nước nói chung và ở lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn nói riêng đồng thời đề xuất hướng quản lý bền vững tài nguyên lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn và khu vực ven biển. Mối quan hệ giữa rừng và dòng chảy Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn 3 cho một số lưu vực sông ở Miền Trung bao gồm Tả Trạch - Thượng Nhật Trà Khúc - Sơn Giang Vệ - An Chỉ đã khái quát mối quan hệ giữa lưu lượng và tổng lượng dòng chảy với diện tích rừng. Kết quả mô phỏng ảnh hưởng của việc khai thác rừng đến dòng chảy lũ qua 9 trận lũ trên sông Tả Trạch - trạm Thượng Nhật thấy rằng khi diện tích khai thác rừng tăng thì đỉnh và lượng lũ tăng lên do sự giảm độ nhám và khả năng thấm nước của lưu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN