tailieunhanh - Quyết định quản lý dưới góc nhìn của tâm lý học - Hoàng Tâm Sơn

Dưới góc nhìn của tâm lý học, quyết định là một biến dạng của hoạt động nhận thức của người quản lý và bản chất tâm lý đó là quá trình tư duy. Bản chất quá trình này được thực hiện không phải ngay lập tức mà là trải qua một loạt các giai đoạn đặc thù. Mời các bạn tham khảo. | Tạp chí Tâm lý học Số1012004 3 QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TÂM LÝ HỌC HOÀNG TÂM SƠN uyết định thường là giải pháp cho một vấn đề tình huống . Trong quản lý nó là thao tác của hoạt động sáng tạo nhằm phân tích tình huống có hướng đích chọn lựa phương án con đường phương pháp phương tiện giải quyết một vấn đề phù hợp với chiến lược chung về mặt nội dung quyết định quản lý là động tác tư duy - logic triển khai theo dòng thời gian động tác pháp lý - tổ chức do người lãnh đạo quản lý thực hiện trong khuôn khổ quyền hạn cá nhân hoặc tập thể. Dưới góc nhìn của tâm lý học ra quyết định là một biến dạng của hoạt động nhận thức của người quản lý và về bản chất tâm lý đó là quá trình tư duy. Bản thân quá trình này được thực hiện không phải ngay lập tức mà là trải qua một loạt các giai đoạn đặc thù Thứ nhất Tình huống có vấn đề trong quản lý là tình huống đòi hỏi phải có sự can thiệp của chủ thể quản lý bằng cách ra quyết định nhằm đưa đối tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp hơn với các nhiệm vụ quản lý- Tim tòi phát hiện và nghiên cứu những tình huống như thế là giai đoạn đầu của việc ra quyết định. Thứ hai Mô hình thông tin của tình huống có vấn đề phải được xây dựng sao cho chủ thể quản lý có thể nắm được ngay lập tức bản chất của tình huống có vấn đề không cần phải có sự phân tích phức hợp nào mà cũng có thể hình thành được một quan niệm rõ ràng về thực tế. Mô hình thông tin được hình thành ở hai dạng Các mô hình chi tiết và các mô hình liên kết về cùng một tình huống có vấn đề. Mô hình thông tin chi tiết bao gồm những tư liệu chi tiết về các đối tượng bị quản lý và các thông số của chúng. Nó cho phép ra quyết định về những vấn đề cụ thể riêng biệt đồng thời nhìn thấy được toàn bộ khung cảnh. Mô hình thông tin liên kết chứa đựng ít tư liệu hơn nó chỉ đưa ra những nét khái quát về tình huống có vấn đề. Trong thực tế quản lý người quản lý kết hợp cả hai dạng mô hình thông tin chi tiết và thông tin liên kết. Khi người quản lý ra quyết định .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN