tailieunhanh - Đặc tính quang hợp, chất khô tích luỹ và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá đặc tính quang hợp của dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo (DCG66) với các mức đạm bón khác nhau trong điều kiện nhà lưới, đánh giá năng suất của dòng lúa này trên các mức đạm và mật độ cấy khác nhau trong điều kiện vụ xuân và vụ mùa tại Thái Nguyên và Lào Cai, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác. | J. Sci. Devel. Vol. 12 No. 2 146-158 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014 tập 12 số 2 146-158 ĐẶC TÍNH QUANG HỢP CHẤT KHÔ TÍCH LUỸ VÀ NĂNG SUẤT HẠT CỦA DÒNG LÚA NGẮN NGÀY DCG66 TRÊN CÁC MỨC ĐẠM BÓN VÀ MẬT ĐỘ CẤY KHÁC NHAU Tăng Thị Hạnh1 Nguyễn Thị Hiền2 Đoàn Công Điển3 Đỗ Thị Hường1 Vũ Hồng Quảng4 Phạm Văn Cường1 3 1 Khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 2 Khoa học Cây trồng 3 Dự án JICA Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 4 Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Email tthanh@ Ngày gửi bài Ngày chấp nhận TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm đánh giá i đặc tính quang hợp và tích luỹ chất khô của dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo DCG66 trên các mức đạm bón khác nhau trong điều kiện nhà lưới ở vụ xuân 2013 tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và ii đánh giá năng suất của dòng lúa này trên các mức đạm và mật độ cấy khác nhau trong vụ xuân 2013 và vụ mùa 2013 tại Thái Nguyên và Lào Cai. Thí nghiệm trong chậu tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội gồm hai công thức bón đạm là N1 0 5 gN chậu và N2 1 0 gN chậu giống Khang Dân 18 KD18 được sử dụng làm đối chứng. Thí nghiệm đồng ruộng tại Thái Nguyên và Lào Cai bao gồm 4 công thức bón đạm là P1 80 kgN ha P2 100 kgN ha P3 120 kgN ha và P4 140 kgN ha và 3 công thức mật độ cấy là M1 25 khóm m2 M2 35 khóm m2 và M3 45 khóm m2 . Kết quả thí nghiệm trong chậu cho thấy số nhánh đẻ tối đa của dòng DCG66 tương đương với giống đối chứng KD18 tuy nhiên diện tích lá của dòng DCG66 cao hơn so với KD18 trên cả hai mức đạm bón. Cường độ quang hợp CĐQH của DCG66 tương đương với KD18 ở giai đoạn đẻ nhánh nhưng lại cao hơn KD18 ở giai đoạn sau trỗ ở cả 2 công thức bón đạm. So với KD18 CĐQH của DCG66 có tương quan thuận và chặt hơn với độ dẫn khí khổng ở giai đoạn đẻ nhánh và cũng tương quan thuận chặt hơn với hàm lượng đạm trong lá ở giai đoạn sau trỗ. Ở giai đoạn đẻ nhánh khối lượng chất khô KLCK của DCG66 cao hơn so với KD18 ở cả hai mức đạm bón do có KLCK ở các bộ phận .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.