tailieunhanh - Ebook Một số lý thuyết Công tác xã hội ở Việt Nam và Đức: Phần 2 - GS.TS. Juliane Sagebiel, ThS. Ngân Nguyễn-Meyer (chủ biên tập )

Một số lý thuyết công tác xã hội ở Việt Nam và Đức: Phần 2 trình bày nội dung hành động chuyên nghiệp trong CTXH, những kiến thức cần thiết để đạt được mức độ chuyên nghiệp trong hành động, nhiệm vụ của chuyên ngành CTXH cũng như cấp độ hoạt động của CTXH; giới thiệu hai lý thuyết CTXH tiêu biểu của Đức; thảo luận giới hạn và tác dụng của chúng khi áp dụng vào đào tạo và thực hành dưới khía cạnh khác biệt văn hóa của Việt Nam và Đức. | MỘT VÀI LÝ THUYẾT CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI TRONG KHỐI CÁC NƯỚC NÓI TIẾNG ĐỨC Gs. Ts. Juliane Sagebiel ThS. Ngân Nguyễn-Meyer 1 Thế nào là hành động chuyên nghiệp trong Công tác xã hội Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần làm rõ khái niệm nghề nghiệp chuyên môn profession khác khái niêm công việc work và nghề nghiệp thông thường occupation như thế nào Công việc là những hoạt động cá nhân hoặc tập thể không được hệ thống hóa và không đòi hỏi sự đào tạo. Ai cũng có thể thực hiện công việc như lau nhà nấu ăn vác nặng hay chế tạo những vật dụng cơ bản. Trái lại nghề nghiệp theo nghĩa thông thường là một hoạt động chuyên hóa phân công lao động nó đòi hỏi người thực hiện phải học và có những phương pháp và kỹ thuật. Một vài ví dụ có thể kể đến như công việc thủ công truyền thống như thợ nướng bánh thợ xây hay thợ cơ khí ô tô. Ngoài ra có những hoạt động đã hình thành trong quá trình lịch sử -những nghề nghiệp được nâng cao - và đòi hỏi sự đào tạo hoặc giáo dục đại học chuyên môn cao dựa trên lý thuyết Galuske 2001 118 . Đó là những nghề nghiệp như bác sĩ luật sư kỹ sư và nhân viên CTXH. Nghề nghiệp chuyên môn có những đặc điểm sau đây 1. Quá trình đào tạo đại học lâu dài với nền tảng lý thuyết 2. Những người hành nghề tự tổ chức thành những hiệp hội liên minh các hiệp hội liên minh này tự quản lý và đề ra những nội quy đối với việc đào tạo và hành nghề cũng như kiểm tra việc thực hiện nội quy này. Các tiêu chuẩn đào tạo trong Công tác xã hội do Liên đoàn các trường công tác xã hội thế giới đề ra IFSWS 3. Tất cả những người hành nghề phải tuân thủ những quy tắc đạo đức nhất định. Họ tương đối tự chủ và không chịu sự kiểm soát của những đơn vị không thuộc cùng ngành nghề. Trong ngành Công tác xã hội các giá trị được nhắc đến trong Định nghĩa quốc tế về CTXH IFSW được tôn trọng. 4. Những người hành nghề được sự công nhận của xã hội và có một địa vị tương đối cao trong phân cấp nghề nghiệp của một xã hội. 5. Một nghề nghiệp chuyên môn theo đuổi các mục đích nhân văn phục vụ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN