tailieunhanh - Phân tích đa dạng di truyền dựa trên kiểu hình và chỉ thị phân tử SSR và đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng ngô nếp tự phối - phục vụ phát triển giống ngô nếp cho các tỉnh miền núi phía Bắc

Mục đích nghiên cứu phân nhóm di truyền các dòng ngô phát triển từ nguồn vật liệu di truyền trong nước và nhập nội nhằm phục vụ chương trình chọn giống ngô nếp lai phù hợp với điều kiện canh tác nhờ nước trời của các tỉnh miền núi phía Bắc. để tìm hiểu nội dung chi tiết. | J. Sci. Devel. 2014 Vol. 12 No. 3 285-297 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014 tập 12 số 3 285-297 PHÂN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN DỰA TRÊN KIỂU HÌNH VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA CÁC DÒNG NGÔ NẾP TỰ PHỐI - PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN GIỐNG NGÔ NẾP CHO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Lê Thị Minh Thảo1 Nguyễn Thị Ảnh2 Trần Thanh Tân2 Phạm Quang Tuân2 Vũ Văn Liết3 1 Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai 2Viện nghiên cứu và Phát triển cây trồng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 3Khoa Nông học Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Email vvliet@ Ngày gửi bài Ngày chấp nhận TÓM TẮT Đánh giá đa dạng và phân nhóm di truyền của 24 dòng ngô nếp tự phối đời S8 đến S10 sử dụng chỉ thị hình thái và chỉ thị phân tử SSR. Thí nghiệm đồng ruộng đánh giá kiểu hình nhận thấy các dòng có đặc điểm nông sinh học như thời gian sinh trưởng thời gian chênh lệch trỗ cờ-phun râu chiều cao cây năng suất và yếu tố cấu thành năng suất phù hợp với dòng thuần cho tạo ngô nếp giống lai. Năng suất của các dòng đạt từ 24 43-39 86 tạ ha cho thấy tiềm năng của năng suất hạt trong sản xuất lai. Phân nhóm di truyền dựa tên kiểu hình với 11 tính trạng 24 dòng tự phối được chia thành 6 nhóm khác biệt nếu hệ số tương đồng là 0 25. Sử dụng chỉ thị phân tử SSR với 19 cặp mồi đã dò thấy 75 alen trên 19 locus trung bình 4 alen trên một marker và số alen locus khá biến động từ 2 đến 8 alen. Giá trị thông tin đa hình PIC trong phạm vi từ 0 36 đến 0 81 có 5 chỉ thị phân tử SSR giá trị PIC 0 7. Nếu mức tương đồng là 0 83 các dòng thuần được phân thành 5 nhóm di truyền. Kết quả làm cơ sở lựa chọn các dòng bố mẹ tạo tổ hợp lai có ưu thế lai và cho năng suất cao. Đánh giá khả năng chịu hạn bằng thí nghiệm chậu vại về các đặc điểm của bộ rễ thân lá và đặc điểm hình thái khác nhận biết 5 dòng có khả năng chịu hạn tốt là I5 I9 I8 I23 I15. Những dòng này đồng thời thuộc các nhóm di truyền khác nhau nên có thể sử dụng cho chương trình tạo giống ngô nếp lai chịu hạn thích ứng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN