tailieunhanh - Một cách hiểu bài Độc tiểu thanh ký của Nguyễn Du

Không chỉ Truyện Kiều, tác phẩm chủ yếu của Nguyễn Du, mà có khi chỉ một bài thơ nhỏ của ông cũng có một hoàn cảnh sáng tác riêng, một lịch sử lưu truyền riêng, liên quan đến một khía cạnh tâm sự của nhà thơ ở một thời điểm nhất định, việc hiểu rõ các nhân tố này sẽ là căn cứ cần thiết để hiểu đúng ý nghĩa và giá trị của bài thơ. Tất nhiên người đọc cũng có thể hiểu một tác phẩm theo cách của bà cụ trong thơ Tế Hanh: Tôi về Nghi. | Thử tìm một cách hiểu bài Độc tiểu J 1 1 1 TVT Ã. TX thanh ký của Nguyên Du Không chỉ Truyện Kiều tác phẩm chủ yếu của Nguyễn Du mà có khi chỉ một bài thơ nhỏ của ông cũng có một hoàn cảnh sáng tác riêng một lịch sử lưu truyền riêng liên quan đến một khía cạnh tâm sự của nhà thơ ở một thời điểm nhất định việc hiểu rõ các nhân tố này sẽ là căn cứ cần thiết để hiểu đúng ý nghĩa và giá trị của bài thơ. Tất nhiên người đọc cũng có thể hiểu một tác phẩm theo cách của bà cụ trong thơ Tế Hanh Tôi về Nghi Xuân Hỏi quê nhà thi sĩ Một bà cụ trả lời tôi giản dị Nguyễn Du nào tôi chẳng nhớ tên 1 Bà cụ không nhớ tên tác giả nhưng vẫn có thể thuộc lòng tác phẩm và có cách hiểu riêng về tác phẩm dựa trên những kinh nghiệm bể dâu của cuộc đời mình. Người ta cũng nói đến cách đọc ngữ văn thuần tuý chỉ căn cứ vào câu chữ và cấu trúc văn bản để tìm hiểu tác phẩm. Nhưng một phương pháp nghiên cứu văn học hoàn chỉnh vẫn đòi hỏi phải tìm hiểu tác phẩm theo một quy trình khép kín từ tác giả thời đại đến tác phẩm và từ tác phẩm đến người đọc kể cả các thế hệ người đọc của các thời đại nối tiếp nhau. Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký nếu kể cả đầu đề chỉ có 60 chữ nhưng từ xưa đến nay đã làm tốn khá nhiều giấy mực. Gần đây Nguyễn Đăng Na lại viết một bài dài trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6-2006 trích dẫn tư liệu từ sách cổ Trung Hoa đến tài liệu trên mạng Internet 2 . Bài viết của bạn đồng nghiệp đã thôi thúc tôi hoàn thành bài này - vốn đã được khởi thảo từ lâu - nhằm góp thêm một ít tư liệu từ cơ sở đó gợi lên một cách hiểu bài Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du. I. Hành trình Độc tiểu thanh ký đi đến với công chúng Không phải là chỉ từ năm 1993 khi có ý kiến phê bình việc dịch nghĩa dịch thơ bài Độc Tiểu Thanh ký trong sách giáo khoa Văn 10 3 thì giới nghiên cứu mới thực sự chú ý đến bài thơ này và đã tạo ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi như Nguyễn Đăng Na đã viết. Sự thực một sự việc tương tự đã xẩy ra từ hơn nửa thế kỷ trước. Năm 1924 trong cuốn Truyện cụNguyễn Du hai tác giả là Phó bảng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.