tailieunhanh - CÂY DỪA – DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ DÂN GIAN.Trần Minh Thương 1. Dừa – vài nét về nguồn gốc và lịch sử.Trên trời có giếng nước trong kiến chẳng lọt con ong chẳng vào Đó là câu ca, câu đố quen thuộc về trái dừa. Có thể nói không quá rằng dừa là loại cây nhiệt

CÂY DỪA – DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ DÂN Minh Thương 1. Dừa – vài nét về nguồn gốc và lịch trời có giếng nước trong kiến chẳng lọt con ong chẳng vào Đó là câu ca, câu đố quen thuộc về trái dừa. Có thể nói không quá rằng dừa là loại cây nhiệt đới, có thể sống ở khắp vùng đồng bằng trên đất nước ta. Cây dừa có từ bao giờ? Nhà thơ Lê Anh Xuân đã tự hỏi mà cũng là lời khẳng định về sự gắn bó thuỷ chung của dừa với đất nước Việt Nam thân yêu: Dừa ơi dừa! Người bao nhiêu tuổi Mà lá tươi xanh mãi đến giờ Tôi nghe gió ngàn xưa đang gọi Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua. ( ) Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng Rễ dừa bám sâu vào lòng đất Như dân làng bám chặt quê hương. Dừa tên khoa học là Cocos nucifera, là một loài cây trong họ cau (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos, là loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa) có thể cao tới 30 m. Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á, số khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền Tây Bắc khu vực Nam Mỹ. Các mẫu hóa thạch tìm thấy ở New Zealand cho thấy các loại thực vật nhỏ tương tự như cây dừa đã mọc ở khu vực này từ khoảng 15 triệu năm trước. Không phụ thuộc vào nguồn gốc của nó, dừa đã phổ biến khắp vùng nhiệt đới, có lẽ nhờ có sự trợ giúp của những người đi biển trong nhiều trường hợp. Quả dừa nhẹ, nổi trên mặt nước nên dễ phát tán, nhờ vào các dòng hải lưu. Dừa phát triển tốt trên đất phù sa, đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt. Và tất nhiên miền đồng bằng duyên hải miền Trung cũng như miền Tây Nam Bộ của Việt Nam là nơi sinh sôi và phát triển lý tưởng của loại cây này. Những cây dừa lạ! Dừa sáp: có nhiều loại dừa phổ biến tại Việt Nam, dừa ta, dừa dâu, dừa bung, dừa bị, dừa xiêm, , nhưng đặc biệt là loại dừa sáp (hay dừa đặc ruột, dừa kem) chỉ có ở Cầu Kè Trà Vinh. Đây là sản phẩm của quá trình đột biến gene cho ra giống dừa mới. Bề ngoài, trái và cây dừa sáp y như các loại dừa khác. Khi bổ đôi quả dừa thấy một lớp cơm dừa rất dày, bên trong lớp cơm dừa là chất lỏng sền sệt như kem, sáp. Điều lạ là dù già, cơm dừa sáp vẫn rất mềm. Cả cơm và nước dừa sáp đều không ngọt nhưng có hương vị rất riêng biệt. Cây dừa độc nhất ở Việt Nam: Cây dừa một thân, ba nhánh, mỗi năm “sản xuất” hàng trăm trái. Đặc biệt hơn là vị của trái dừa ở mỗi nhánh lại khác nhau. Đây được xem là cây dừa ba nhánh được phát hiện lần đầu tiên tại Việt Nam. Cây dừa này do anh Trương Quang Minh, trú tại tổ 2, ấp Phú Hoà, phường Phú Đức, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước trồng cách đây 13 năm từ một trái dừa giống ngẫu nhiên. Dừa cao khoảng 10m, đường kính thân chừng 25cm; 3 nhánh to đều nhau, đường kính khoảng 20 cm. Năm 2001, cây dừa 3m thì đột nhiên chết không rõ lý do. Sau đó một năm, người nhà phát hiện 3 nhánh mầm nhú ra trên đỉnh và phát triển cho đến bây giờ, vẫn cho trái bình . Dừa và những công dụng trong đời sống hàng thể nó hầu như tất cả bộ phận của cây dừa đều được người bình dân tận dụng trong cuộc sống, sinh hoạt, . Thân dừa Thân dừa mọc thẳng, không phân nhánh, chiều cao trung bình từ 15-20m. Gốc dừa là một trong những đặc điểm để phân biệt giống dừa cao hay dừa lùn. Ở nhóm giống dừa lùn thường có gốc nhỏ, ngược lại ở nhóm giống dừa cao và dừa lai giữa giống lùn và giống cao thường có gốc phình to đến rất to. Thân dừa già người dân dùng để tấn bến tránh xói mòn bởi sóng do tàu ghe chạy tới lui trên sông, rạch. Thân dừa dùng để bắt cầu qua mương, kênh: Em đi lên xuống cầu dừa Lấy ai có chửa đổ thừa cho anh Thân dừa cũng có thể dùng bắt cầu nước, nhô ra bờ sông, đìa, ao để rửa chén, Ở Nam Bộ ngày trước, những gia đình khá giả, có cất nhà mát phía trước gian chính, người ta dùng dừa làm cột chính hay trụ vách, Thân dừa xả ra đóng giường cho tuổi già yên giấc ngủ. Dừa cũng được sử dụng làm cột vó, cột đáy, (những phương tiện đặt cá dưới sông, rạch), Cây dừa già bổ đôi, khoét rỗng ruột để làm máng x

TỪ KHÓA LIÊN QUAN