tailieunhanh - Hoàng Phủ Ngọc Tường nói về Ai đã đặt tên cho dòng sông

Sau gần 1/4 thế kỷ ra đời, năm 2008, bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức được tuyển vào sách ngữ văn lớp 12 với tư cách là nhà văn và tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ký VN đương đại. Nhân sự kiện này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn tại nhà riêng của ông ở Huế. Đó là một buổi chiều mùa thu năm 1984 ở vườn An Hiên - nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường thường ngồi ngắm sông Hương và. | n A r i AT m - r Ầ A Hoàng Phủ Ngọc Tường nói vê Ai đã đặt tên cho dòng sông Sau gần 1 4 thế kỷ ra đời năm 2008 bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức được tuyển vào sách ngữ văn lớp 12 với tư cách là nhà văn và tác phẩm tiêu biểu cho thể loại ký VN đương đại. Nhân sự kiện này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn tại nhà riêng của ông ở Huế. Đó là một buổi chiều mùa thu năm 1984 ở vườn An Hiên - nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường thường ngồi ngắm sông Hương và đọc sách. Qua ô cửa ngôi nhà cổ dòng sông hiện ra với vẻ đẹp bãng lãng của một ít buồn một ít lạnh một ít gió. Như Vương Bột đời Đường đứng tựa mái hiên nhìn sông dài tự nó trôi đi trong bài phú Đằng Vương các. Trong giây phút cảm xúc trào dâng cùng sự giao hòa giữa thiên nhiên ông đã đặt bút viết bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông. Tác phẩm được đăng trên tạp chí Sông Hương ngay sau đó. Thưa nhà văn ông nghĩ gì khi bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông được đưa vào giảng dạy trong trường học sau hơn 20 năm ra đời - Hoàng Phủ Ngọc Tường Quả thật tôi rất ngạc nhiên khi giáo sư Trần Đình Sử gọi điện báo là bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông sẽ được tuyển vào sách giáo khoa. Chưa bao giờ tôi nghĩ có một ngày tác phẩm của mình sẽ được đưa vào giảng dạy ở trường học. Ông ấy còn yêu cầu tôi cắt bớt vì tác phẩm dài quá nhưng tôi trả lời là không thể tự cắt được bởi tác phẩm cũng như một cơ thể hoàn chỉnh không thể cắt bỏ đi phần này hay phần khác. Tùy người tuyển chọn muốn cắt thế nào thì cắt. Tôi cũng có hỏi là đã có bút ký của Nguyễn Tuân rồi vì sao lại chọn thêm tác phẩm của tôi GS Sử nói Nguyễn Tuân đại diện cho thế hệ tiền chiến còn tác phẩm của tôi đại diện cho thể ký VN đương đại. Và ông có xem lại tác phẩm của mình trong sách giáo khoa - Tôi chưa xem dù có được gửi tặng một quyển. Tôi sợ phải nhìn thấy tác phẩm bị cắt một đoạn nào đó thì rất đau lòng. Mới đây một cô giáo ở đồng bằng sông Cửu Long sau khi được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa đã điện hỏi tôi là làm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.