tailieunhanh - Luận văn: Chính Sách Quản Lý Tài Nguyên Cộng Đồng Đầm Ô Loan, Huyện Tuy An - Tỉnh Phú Yên
Chính sách quản lý tài nguyên cộng đồng được xây dựng nhằm quản lý đầm Ô Loan theo hướng bền vững, để phục hồi và bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản của đầm. Trong | Hoạt động khai thác trong đầm hiện nay cũng được quản lý bởi ban quản lý đầm nhưng theo ngư dân nơi đây là không hiệu quả. Việc phân công mặt nước khai thác được tiến hành lặp lại vào tháng bảy hàng năm, ở đầm Ô Loan ngư cụ được sử dụng khai thác chủ yếu là đăng, chấn nên việc phân công lại mặt nước đóng chấn hàng năm tạo sự công bằng cho cộng đồng người dân nơi đây. Nếu hộ nào bốc thăm được vị trí con nước tốt thì sản lượng đánh bắt cao, còn ngược lại nếu bốc thăm không may mắn thì vị trí con nước không mang lại sản lượng cao. Mỗi gia đình được giao mặt nước giàn đăng và số miệng chấn tuỳ vào số khẩu trong gia đình đã đăng kí ở cơ quan quản lý địa phương. Trong một hộ, cứ một khẩu được giao một miệng chấn đối với những người chưa có gia đình, những người đã có gia đình được giao hai miệng chấn. Tuy nhiên, việc kiểm soát diện nước mặt nước đóng chấn là điều không dễ dàng bởi hiện không ai có quyền sử dụng đất, mặt nước nào trống thì họ sẽ khai thác ngay khu vực đó. Một số trường hợp có sự chuyển đổi nghề từ những người hoạt động nông nghiệp ở địa phương, vì mùa vụ thất bại nên chuyển sang hoạt khai thác dưới đầm nhằm tăng thêm thu nhập. Với họ, diện tích mặt nước nào còn trống sẽ được họ đăng chấn ở đó. Như vậy có thể thấy mặt nước đầm khó tìm thấy khoảng trống, diện tích mặt nước được người dân tận dụng triệt để thì tôm cá đâu còn nơi nào để sinh sản thực hiện. Hoạt động khai thác diễn ra như vậy làm nguồn thuỷ sản cạn kiệt nhanh chóng, lượng thuỷ sản tăng thêm không đáp ứng đủ yêu cầu đánh bắt của ngư dân.
đang nạp các trang xem trước