tailieunhanh - Phân tích tấn bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài
“Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941, dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là hồi 5, hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học, gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của. | TW1 À r 1 J Ấ 1 1 7 T1 mi Phân tích tân bi kịch Vũ Như Tô trong Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài Vũ Như Tô là vở kịch lịch sử có qui mô hoành tráng xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1941 dựa trên một sự kiện lịch sử xảy ra ở kinh thành Thăng Long vào thời hậu Lê. Tác phẩm gồm 5 hồi. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là hồi 5 hồi cuối của vở kịch. Trong đoạn trích được học gây ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc là nhân vật Vũ Như Tô cùng bi kịch của người nghệ sĩ thiên tài. Hành động sự kiện chính của hồi này có thể tóm tắt như sau Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân thợ xây đài với Vũ Như Tô và bạo chúa Lê Tương Dực Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn lôi kéo thợ thuyền làm phản. Biết tin có binh biến bạo loạn trong phủ chúa nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn. Nhưng Vũ khăng khăng không nghe vì tự tin mình quang minh chính đại không làm gì nên tội và hi vọng ở chủ tướng An Hòa Hầu. Tình hình càng lúc càng nguy kịch. Lê Tương Dực bị giết đại thần hoàng hậu cung nữ của y cũng vạ lây Đan Thiềm bị bắt . Kinh thành điên đảo. Khi quân khởi loạn đốt Cửu trùng đài thành tro Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ. Chàng trơ trọi đau đớn vĩnh việt cửu trùng đài rồi bình thản ra pháp trường. Theo từ điển văn học bi kịch là mâu thuẫn giữa khát vọng hoài bão lí tưởng của cá nhân với thực tại. Thực tại chưa đủ điều kiện cho cá nhân thực hiện khát vọng lý tưởng của mình nên rơi vào thất bại thậm chí dẫn đến cái chết thảm thương. Hiểu theo nghĩa thông thường là nỗi đau khổ vò xé dai dẳng không có cách nào giải thoát. Trong Vĩnh biệt cửu Trùng Đài Vũ Như Tô là người nghệ sĩ thiên tài có lý tưởng cao đẹp nhưng lâm vào cảnh ngộ không giải quyết được một cách đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì nghĩa là không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống cuối cùng rơi vào bi kịch đau .
đang nạp các trang xem trước