tailieunhanh - Cung Oan Ngâm (Khúc ai oán của người cung nữ ) - Bài làm 2
Quê hương nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) ở thôn Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), thuộc một trung tâm Phật giáo cổ, từ ngàn năm xưa vốn nổi danh với cái tên Luy Lâu, về sau trở thành đình tổ của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Một điều cần chú ý là không khí thời đại đã tác động mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của Nguyễn Gia Thiều. Bản thân ông sinh ra và lớn lên vào giai. | Cung Oan Ngâm Khúc ai oán của người cung nữ - Bài làm 2 Quê hương nhà thơ Nguyễn Gia Thiều 1741-1798 ở thôn Liễu Ngạn tổng Liễu Lâm phủ Thuận An xứ Kinh Bắc nay thuộc xã Ngũ Thái huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh thuộc một trung tâm Phật giáo cổ từ ngàn năm xưa vốn nổi danh với cái tên Luy Lâu về sau trở thành đình tổ của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Một điều cần chú ý là không khí thời đại đã tác động mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của Nguyễn Gia Thiều. Bản thân ông sinh ra và lớn lên vào giai đoạn tàn suy của cuộc hôn phối chính trị vua Lê - chúa Trịnh ngay sau đó là Lê - Tây Sơn và cuối cùng là sự khẳng định vương triều Tây Sơn - Nguyễn Huệ. Rõ ràng trong hoàn cảnh xã hội tao loạn trăn trở tìm đường thì mọi nguồn sáng tư tưởng đều có thể được vận dụng hoặc để công kích nhau hoặc để tổng hợp chuyển hoá tới một hình thức cao hơn hoặc dung hoà mong tìm đến sự an bài về mặt tư tưởng. Sống trong giai đoạn các tư trào tư tưởng có biểu hiện tìm đường đua tiếng nhà nghệ sĩ ưu thời mẫn thế Nguyễn Gia Thiều không thể không lựa chọn một lời hoà giải đời sống tâm linh theo cung cách của mình. Trong sự va động nhiều chiều một nguồn tư tưởng cốt lõi đã hấp dẫn tạo được sự đồng cảm sâu sắc nơi ông chính là Phật giáo. Xem xét toàn bộ tác phẩm Cung oán ngâm khúc sẽ thấy cảm quan Phật giáo bộc lộ trước hết ở tần số xuất hiện đậm đặc các từ ngữ thuật ngữ phản ánh quan niệm đời sống nhà Phật như nước dương lửa duyên bể khổ bến mê bào ảnh mối thất tình tuồng ảo hoá - phù sinh cơ thiền cửa Phật hoa đàm đuốc tuệ túc trái tiền nhân hậu quả. Ở đây trong giới hạn cụ thể của đoạn trích Cung oán ngâm khúc câu 209-244 trong sách Ngữ văn 10 - Nâng cao Tập II Nxb. Giáo dục H 2006 lại thấy Nguyễn Gia Thiều thể hiện sâu sắc tâm trạng người cung nữ đang cô đơn thất vọng chán chường đến tận cùng. Tâm trạng sầu oán đi từ cảm giác đơn độc trước thời gian tàn tạ mênh mang thức ngủ thu phong chiều ủ dột chiều nhạt vẻ thu giá đông trống trải trước không gian trong cung quế âm thầm chiếc bóng phòng tiêu .
đang nạp các trang xem trước