tailieunhanh - Tình huống phân quyền ở công ty BĐS Hưng Long

Thông qua tình huống được đưa ra cùng với những câu hỏi ở cuối bài tài liệu Tình huống phân quyền ở công ty BĐS Hưng Long sẽ giúp các bạn có thêm tư liệu trong việc tìm hiểu về thực tế hoạt động kinh doanh của công ty và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình. Tài liệu hữu ích với những bạn chuyên ngành Kinh tế. | Tình huống phân quyền ở công ty BĐS Hưng Long Nhờ các sản phẩm đất nền nhà phố và biệt thự, căn hộ tại Quận 7, Phú Mỹ Hưng Đa dạng, chương trình marketing đầy sang tạo, phong cách tư vấn khách hàng chuyên nghiệp. Công ty bất động sản Hưng Long nổi lên như 1 công ty hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản với số lượng nhân viên lên đến 600 nhân viên và doanh số hàng năm đến 20 tỷ. Suất sinh lợi tăng và giá cổ phiếu liên tục tăng. Ban giám đốc công ty nhận ra cơ cấu tổ chức đã từng giúp công ty thành đạt nay không còn thích hợp với những đòi hỏi của công ty nữa. Trong nhiều năm công ty đã được tổ chức theo cơ cấu tổ chức theo các tuyến chức năng, với các phó phụ trách marketing, nhân sự, quản lý, nghiên cứu dự án, nhân viên SEO, Trong quá trình phát triển, công ty mở rộng các sản phẩm là đất nền ngoài tuyến sản phẩm tại Nhà Bè, Bình Chánh. Thời gian trôi qua, đến lúc này vấn đề nảy sinh là cơ cấu tổ chức cũ không thể hiện trách nhiệm về lợi nhuận ở cấp dưới ban giám đốc, không tỏ ra phù hợp với bản chất công việc kinh doanh xa rời. Do đó ban giam đốc phân chia công ty thành 10 chi nhánh độc lập chịu trách nhiệm về 5 dự án tại các quận trong . Tuy nhiên khi việc cải tổ này có hiệu lực ông ta bắt đầu thấy rằng không thể kiểm soát thích đáng các chi nhánh này. Xuất hiện sự trùng lặp đáng kể các chức năng nhân sự, quản lý, nghiên cứu thị trường. Mỗi chi nhánh tiến hành hoạt động riêng mà không quan tâm gì đến các chi nhánh và chiến lược của công ty, và điều đó nên rõ ràng đối với vị giám đốc công ty đang phân ra thành các chi nhánh độc lập. Chứng kiến 4 chi nhánh tại quận 2, quận 9, quận Tân Bình, quận Bình Chánh khó khăn khi người quản lý của 4 chi nhánh này mắc sai lầm và chịu những thiệt hại lớn. Vị giám đốc đi đến kết luận rằng ông ta đã đi quá xa trong việc phân quyền. Do dó, ông ta thu hồi một số quyền hạn đã giao cho người quản lý chi nhánh và buộc họ phải có sự phê chuẩn của ban giám đốc về những vấn đề quan trọng như: (1) chi tiêu đầu tư các dự án nào quá 2 tỷ, (2) giới thiệu dự án mới, (3) chiến lược marketing, giá cả, (4) thay đổi chính sách nhân sự. Dể hiểu các nhà quản lý của các chi nhánh không hài long khi chứng kiến phần nào sự tự quyết đang bị lấy mất. Họ công khai phàn nàn đến ban giám đốc, điều này gây nguy cơ sụp đổ địa vị của mình. Theo bạn ông ta nên làm gì? 1. Chủ tịch đã sai lầm chỗ nào khi lập ra 10 chi nhánh độc lập? 2. Những việc chủ tịch làm nhằm lấy lại sự kiểm soát có đúng không? 3. Nếu là ông giám đốc, bạn sẽ làm gì trong hoàn cảnh này?

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.