tailieunhanh - Dân chủ và nhân đạo trong văn học Việt Nam qua tác phẩm dân gian

Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm, xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ ; truyện Tấm Cám ; truyện thơ Tiễn dặn người yêu, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người, là lòng nhân ái, là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với. | Dân chủ và nhân đạo trong văn học Việt Nam qua tác phẩm dân gian Dân chủ và nhân đạo là nội dung bao trùm xuyên suốt văn học Việt Nam nói chung và văn học dân gian nói riêng. Qua một số tác phẩm văn học dân gian Việt nam như Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ truyện Tấm Cám truyện thơ Tiễn dặn người yêu . chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Nhân đạo là những nguyên tắc đạo lí đối xử giữa con người với con người là lòng nhân ái là ngợi ca những vẻ đẹp của con người. Nhân đạo là cảm thông với những nỗi khổ đau bất hạnh và lên tiếng bênh vực đấu tranh đòi quyền sống quyền hạnh phúc con người. Nhân đạo còn là tiếng nói trân trọng đề cao những ước mơ khát vọng của con người. Với tất cả những điều đó thì nội dung dân chủ cũng chính là một biểu hiện của nội dung nhân đạo. Văn học dân gian ra đời trong bối cảnh mà người dân chưa có được tự do dân chủ. Cuộc sống bất công nghiệt ngã cái đói cái nghèo dai dẳng. Văn học dân gian vừa phản ánh hiện thực vừa biến những điều không thể thành có thể để nâng đỡ con người Bài học mất nước đầu tiên thật đau xót. An Dương Vương mơ hồ với bản chất thâm độc dã tâm xâm lược của kẻ thù. Mị Châu nhẹ dạ cả tin dẫn đến cảnh nước mất nhà tan . Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc vua cha tuốt gươm chém nàng tác giả dân gian đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Tượng nàng Mị Châu cụt đầu đặt ở khu di tích Cổ Loa có ý nhắc nhở hậu thế hãy ghi nhớ lấy bài học lịch sử đau lòng. Nhưng trong khi phê phán Mị Châu bằng bản án tử hình nghiêm khắc nhân dân cũng thấu hiểu nàng mắc tội không do chủ ý mà chỉ do vô tình nhẹ dạ nên để ước nguyện của nàng được hoá thành ngọc trai khi đem ngọc trai về rửa ở nước giếng Cổ Loa Thành nơi Trọng Thuỷ tự vẫn thì ngọc càng thêm sáng. điều này nói lên truyền thống cư xử thấu lí đạt tình của nhân dân ta. Giá trị nhân đạo của truyện dân gian đặc biệt được thể hiện ở những kết thúc có hậu của truyện cổ tích. Trương Chi chết vì tương tư nàng Mị Nương. Bằng nỗi cảm thông lạ lùng tác giả dân gian đã sử dụng hình thức .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN