tailieunhanh - Vấn đề "Tôn Sư Trọng Đạo" trong bối cảnh xã hội ngày nay - Bài làm 2

Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là “Tôn sư trọng đạo”. Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức, thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận. II. Thân bài. 1. Giải thích. - Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng,. | Vấn đề Tôn Sư Trọng Đạo trong bối cảnh xã hội ngày nay - Bài làm 2 I. Mở bài. Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của người Việt Nam là Tôn sư trọng đạo . Đó là đạo lí của những người học trò mà chúng ta cần phải trân trọng giữ gìn và phát huy. Trong xã hội ngày nay truyền thống ấy được nhận thức thực hành như thế nào chúng ta hãy cùng bàn luận. II. Thân bài. 1. Giải thích. - Tôn sư tôn là tôn trọng kính trọng và đề cao sư là thầy dạy học dạy người dạy chữ . Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. - Trọng đạo trọng coi trọng tôn trọng đạo đạo lí con đường làm người đạo đức đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người Vậy trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng lễ phép kính trọng người thầy vì người thầy đã giảng dạy truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa đạo đức đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên đời sống xã hội . 2. Phân tích chứng minh bình luận. a. Phân tích. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người. Đề cao vai trò tầm quan trọng của người thầy chúng ta còn biết đến những câu thành ngữ tục ngữ những câu nói dân gian như Không thầy đố mày làm nên - có nghĩa là nếu không có người thầy dạy cho ta học và làm bất cứ sự việc gì thì ta không thể học và làm được điều đó. Học thầy không tầy học bạn - có nghĩa là nếu học thầy mà chưa hiểu hết chưa nắm hết được kiến thức thì học ở bạn lúc này bạn cũng là thầy của ta. Vì thế dân gian lại có câu Tam nhân đồng hành tất hữu vi sư - có nghĩa là ba người cùng đi trên một đường tất sẽ có người là bậc thầy của ta. Và vì thế câu nói sau mới có ý nghĩa Nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa là người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy dạy nửa chữ cũng là thầy. Đây là cách nói cụ thể nhất của câu Tôn sư trọng đạo . Và vì thế Trọng thầy mới được làm thầy - có nghĩa là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN