tailieunhanh - Cách điện trong khí cụ điện

cách điện trong khí cụ điện | Cách điện trong khí cụ điện 1. Khái niêm chung: Cách điện trong thiết bị điện có thể phân ra hai loại sau: o Cách điện giữa pha với đất o Cách điện giữa tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh của một pha Vật liệu cách điện thường dùng có 4 loại: + Cách điện rắn + Cách điện lỏng ( dầu máy biến áp) + Cách điện khí ( khí SF6) + Phối hợp 3 loại trên Cách điện của thiết bị phụ thuộc vào điện áp định mức của chúng 2. Các yếu tố ảnh hướng đển cách điện Tác động của điện trường do điện áp gây nên, đó là điện áp định mức của lưới điện, quá điện áp do thao tác và quá điện áp do nguồn gốc khí quyển Tác động nhiệt do sự thay đổi nhiệt độ của môi trường và nhiệt độ do tổn hao công suất trong thiết bị điện gây nên Tác động cơ học lên cách điện do phương pháp cố định cách điện, mối lien kết cơ học của cách điện với các phần tử khác, lực điện động khi ngắn mạch tác động lên cách điện. Tác động của môi trường như độ ẩm , bụi, bẩn, các tác nhân hóa học, áp suất khí quyển. 3. Điện áp thử nghiệm của khí cụ điện: Điện áp lớn nhất đặt vào thiết bị điện mà không làm hư hại cho cách điện của nó gọi là điện áp thử nghiệm Điện áp thử nghiệm thường có một số dạng như sau: điện áp với tần số công nghiệp, với sóng chuẩn và với sóng cắt ( điện áp xung). 4. Khoảng cách cách điện: Việc xác định khoảng cách cách điện tối ưu ảnh hưởng rất lớn đến kích cỡ và giá thành của thiết bị điện. Khoảng cách cách điện tối thiểu là khoảng cách đảm bảo an toàn cho thiết bị điện hoạt động trong quá trình làm việc, không xảy ra hiện tượng phóng điện. Với cách điện là không khí, độ bền điện của loại điện môi này phụ thuộc vào dạng điện cực. Nếu điện trường giữa 2 bản cực là điện trường đều, thì độ bền điện của không khí ở điều kiện chuẩn đạt cỡ 3000 V/mm. Vì vậy với các khí cụ điện có điện áp định mức khoảng 100V thì chỉ cần khoảng cách cách điện cỡ 1-2mm là vừa đủ. Cần lưu ý trong quá trình làm việc, bụi bẩn, hơi nước có thể xuất hiện ở khe hở này, vì vậy tùy theo cấp độ bảo vệ của thiệt bị phải tăng khe hở tối thiểu lên để đảm bảo cách điện. Bề mặt của cách điện thường bị bụi, bẩn, ẩm . làm tăng nhanh dòng điện rò , dẫn đến làm tăng khả năng phóng điện bề mặt. Vì vậy khoảng cách cách điện theo dòng điện rò thường phải lấy lớn hơn khoảng cách phòng điện. Người ta thường tăng khoảng cách cách điện theo dòng điện rò bằng cách làm các vách ngăn, gờ ở các chi tiếp cách điện như nhựa, sứ