tailieunhanh - Thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo Bài làm 2

Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. "Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về. | Thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo - Bài làm 2 Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh thiên cổ hùng văn là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc được các thế hệ người Việt luôn yêu thích tự hào. Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428 khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi quân Minh buộc phải kí hòa ước rút quân về nước nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ hòa bình. Nguyễn Trãi 1380-1442 là một anh hùng dân tộc là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc nhà văn chính luận kiệt xuất là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa viết bằng chữ Hán thuộc thể văn hùng biện chính luận có nội dung thông báo một chính sách một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc viết theo lối biền ngẫu vận dụng thể tứ lục sử dụng hệ thống hình tượng sinh động gợi cảm. Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo và Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu . Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép tố cáo giặc Minh ở các điểm âm mưu cướp nước chủ trương cai trị phản nhân đạo hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ - cùng của nhân dân dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù Nướng dân đen trên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN