tailieunhanh - Trao duyên( trích Truyện Kiều - Nguyễn Du )

Vị trí đọan trích. Sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng và Thúy Kiều, Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liễu Dương. Tai nạn ập đến nhà Kiều vì sự xưng xuất của thằng bán tơ. Cha, em bị đánh đập tàn nhẫn, của nả bị cướp sạch. Kiều buộc phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Công việc nhà tạm ổn, nhưng mối tình của mình thì lỡ dở. Chỉ còn lại một đêm ở nhà, ngày mai phải đi theo Mã Giám Sinh. Thúy Kiều đã cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa. | Trao duyên trích Truyện Kiều - Nguyễn Du I. Tìm hiểu chung 1. Vị trí đọan trích. Sau đêm thề nguyện giữa Kim Trọng và Thúy Kiều Kim Trọng phải về gấp hộ tang chú ở Liễu Dương. Tai nạn ập đến nhà Kiều vì sự xưng xuất của thằng bán tơ. Cha em bị đánh đập tàn nhẫn của nả bị cướp sạch. Kiều buộc phải bán mình chuộc tội cho cha và em. Công việc nhà tạm ổn nhưng mối tình của mình thì lỡ dở. Chỉ còn lại một đêm ở nhà ngày mai phải đi theo Mã Giám Sinh. Thúy Kiều đã cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đọan trích từ câu 723 đến 756 trong tác phẩm Truyện Kiều . Tiêu đề do người biên sọan đặt. 2. Bố cục hai đọan Đọan 1 10 câu đầu Thúy Kiều trao duyên cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đọan 2 Còn lại Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên. Đó là lưu luyến những kỉ vật với tình yêu của mình. Nàng coi hạnh phúc của mình đã chấm dứt nàng càng đau đớn vì tình yêu tan vỡ vì buộc phải phụ tình Kim Trọng. ý Đọan trích miêu tả cách xử sự của Thúy Kiều khi cậy nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Đồng thời làm rõ diễn biến tâm trạng đầy đau khổ tuyệt vọng của Kiều khi tình yêu tan vỡ buộc phụ tình với Kim Trọng. II. Đọc - hiểu trao duyên - Đem tình yêu của mình trao cho người khác là một chuyện bất đắc dĩ. Trường hợp của Kiều không thể đành được buộc nàng phải làm thế. Vả lại việc vợ chồng là chuyện hệ trọng cả một đời người. Không yêu sao có thể lấy chồng được. Trao duyên trong hòan cảnh của Thúy Kiều là chuyện tế nhị và khó nói. - Kiều đã xử sự như thế nào đã lựa chọn cách nói như thế nào để người em gái của mình chấp nhận lời thỉnh cầu. Ngay từ lời mở đầu Kiều đã lựa chọn lời lẽ thích hợp nhất Cậy em em có nhận lời - Cậy chứ không phải nhờ. Cậy là thể hiện niềm tin nhất chỉ có em mới là người chị tin cậy nhất. Vì thế cậy có sức nặng của niềm tin hơn. Chịu lời chứ không phải nhận lời. Chịu lời buộc người mình tin phải nghe theo kghông thể từ chối. Nếu nói nhận lời thì người nghe có thể từ chối. - Trong lúc bối rối và đau khổ nhất Kiều vẫn chọn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.