tailieunhanh - Phân tích Nỗi Buồn của người chinh phục trong bài "Chinh Phụ Ngâm Khúc"

Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn là kiệt tác trong nền văn học cổ điển của nước nhà. Bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) là tác phẩm dịc đặc sắc vừa truyền đạt tư tưởng sâu sắc của tác giả vừa phô diễn vẻ mĩ lệ của tiếng Việt. Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ, khía cạnh nổi bật của chủ đề tác phẩm: oán ghét chiến tranh và đòi quyền sống cho người phụ nữ. Chiến tranh phong kiến đã xô. | Phân tích Nỗi Buồn của người chinh phục trong bài Chinh Phụ Ngâm Khúc Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn là kiệt tác trong nền văn học cổ điển của nước nhà. Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm 1705 -1748 là tác phẩm dịc đặc sắc vừa truyền đạt tư tưởng sâu sắc của tác giả vừa phô diễn vẻ mĩ lệ của tiếng Việt. Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ khía cạnh nổi bật của chủ đề tác phẩm oán ghét chiến tranh và đòi quyền sống cho người phụ nữ. Chiến tranh phong kiến đã xô đẩy người chinh phu biền biệt ngoài chiến địa. Người chinh phụ vò võ đợi chờ nỗi thương nhớ chất chồng trong lòng tràn ra cả không gian xa cách Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Cảnh buồn người thiết tha lòng Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun. Một chút ngờ vực Lòng này gửi gió đông có tiện một cử chỉ trân trọng Nghìn vàng xin gửi đến non Yên đã thể hiện được tình cảm thiêng liêng trong lòng người chinh phụ. Hình ảnh ước lệ non Yên - một địa danh ở Trung Quốc khiến cho cách biểu đạt sang trọng cổ kính làm tôn vẻ đẹp của tâm hồn người chinh phụ . Nỗi nhớ trong lòng người đã tràn ra cả cả không gian rộng lớn Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời Trong hình ảnh khoa trương ấy có cả thời gian thương nhớ đằng đẵng có cả không gian chia li rộng lớn mà chỉ kích thước của vũ trụ đường lên bằng trời thì mới sánh kịp. Mà nói thời gian đằng đẵng nói không gian xa cách vô tận bằng trời là để làm nổi bật nỗi cô đơn trong lòng người chinh phụ Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong Mỗi từ ở đây ngoài nghĩa riêng nó còn thấm đẫm tâm trạng của người chinh phụ. Từ thăm thẳm ngầm ý oán trách từ đau đáu như hiện lên nỗi thèm khát mà vô vọng trong trái tim yêu thương của người chinh phụ. Tình và cảnh xâm nhập thẩm thấu lẫn nhau tạo ra hình ảnh của nỗi lòng thương nhớ não nề Cảnh buồn người thiết tha .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN