tailieunhanh - Phân tích truyện "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" - Bài làm 1

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng thuỷ là một trong những truyền thuyết tiêu biểu hấp dẫn và có ý nghĩa nhất trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương trong kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta. Trong tác phẩm, bằng chí tưởng tượng phong phú, kết hợp giữa những yếu tố hư cấu với các yếu tố lịch sử, ông cha ta đã đưa ra cách lí giải của riêng mình về nguyên nhân mất nước Âu Lạc; bày tỏ tình cảm, thái độ và cách. | Phân tích truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy - Bài làm 1 Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng thuỷ là một trong những truyền thuyết tiêu biểu hấp dẫn và có ý nghĩa nhất trong chuỗi truyền thuyết về Âu Lạc và An Dương Vương trong kho tàng văn học dân gian phong phú của dân tộc ta. Trong tác phẩm bằng chí tưởng tượng phong phú kết hợp giữa những yếu tố hư cấu với các yếu tố lịch sử ông cha ta đã đưa ra cách lí giải của riêng mình về nguyên nhân mất nước Âu Lạc bày tỏ tình cảm thái độ và cách đánh giá về An Dương Vương Trọng Thuỷ Mị Châu những nhân vật của một thời kì lịch sử. Đồng thời thông qua tác phẩm ông cha ta cũng để lại những bài học lịch sử cho con cháu muôn đời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. 1 Về nhân vật An Dương Vương. a Công lao vài trò của An Dương Vương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc. An Dương Vương vừa là một vị vua có thực trong cổ sử Việt Nam vừa là nhân vật gắn với nhiều hư cấu li kì trong truyền thuyết. Truyền thuyết kể lại rằng Hùng Vương thứ 18 thấy Thục Phán là người có tài nghĩ mình không có con trai nên theo lài khuyên của Sơn Tinh đã truyền lại ngôi báu cho Thục Phán. Cũng theo truyền thuyết sau khi được truyền ngôi báu An Dương Vương đã dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh về vùng đồng bằng Cổ Loa. Việc làm đó đã thể hiện ý chí và quyết sách sáng suốt của An Dương Vương thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của nhà vua. Bởi về đồng bằng là xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Đồng bằng với đất đai màu mỡ nguồn nước dồi đào thuận lợi cho việc trồng lúa nước. Đồng bằng với sông ngòi ngang dọc trùng xếp đi thuyền đi bộ đều dễ dàng. Nếu nội lực chưa đủ mạnh thì rừng núi hiểm yếu chính là chỗ dựa an toàn nhất nhưng muốn phát triển thì rừng núi không phải là nơi đắc địa. Dời đô là quốc sách nhưng cũng có nghĩa là phơi lưng ra giữa đồng bằng thách thức đối phương. An Dương Vương thấy trước mối đe doạ đó nên ngay sau khi quyết định dời đô về giữa Cổ Loa trống trải người đã cho xây thành đắp lũy sẵn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.