tailieunhanh - Phân tích bài "Cảnh ngày hè" của Nguyễn Trãi - Bài làm 2

Tham khảo tài liệu 'phân tích bài "cảnh ngày hè" của nguyễn trãi - bài làm 2', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Phân tích bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi - Bài làm 2 Nguyễn Trãi đã sống một cuộc đời mà cả hạnh phúc lẫn thương đau đều được đẩy đến tột cùng. Trong khoảng thời gian đời người hơn 60 năm thi nhân đã để lại một gia sản vô cùng quý giá. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực văn chương lời nhận định kia đã không có gì là thái quá. Trước tác của Ức Trai có thơ có văn lại có cả lịch sử địa lí nữa. Ở mảng thơ bên cạnh tập thơ chữ Hán nổi tiếng Ức Trai thi tập thiết nghĩ còn cần phải đặc biệt chú ý vị trí vai trò của tập Quốc âm thi tập. Tác phẩm xưa nhất bằng Việt ngữ mà chúng ta còn giữ được này không những chiếm địa vị quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà mà còn là tài liệu chủ yếu để nghiên cứu lịch sử phát triển của ngôn ngữ nước ta. Gồm những bài thơ viết rải rác trong suốt cuộc đời Quốc âm thi tập đã giúp người đọc khai mở nhiều phần sâu kín trong tâm hồn người thi sĩ bất hạnh vào loại bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Quốc âm thi tập có một cấu trúc chỉnh thể với 4 phần. Trong đó phần vô đề gồm toàn bộ những bài thơ không có tựa đề được chia thành các nhóm ngôn chí mạn thuật trần tình thuật hứng tự thán bảo kính cảnh giới. Chùm thơ Bảo kính cảnh giới Gương báu răn mình - bài 43 luyến láy du-mình có 61 bài. Những câu thơ trong Bảo kính cảnh giới dương có chút vui điểm vào cuộc đời đầy u uất của thi nhân Nguyễn Trãi. Được tổ chức theo kiểu một bài thất ngôn bát cú nhưng bài thơ lại mở đầu bằng một câu thơ thất luật ngắt nhịp tự do tự nhiên như lời nói thường ngày Rồi hóng mát thuở ngày trường Khởi hứng bằng một tâm thế - tâm thế của một con người an nhàn hưởng thụ thiên nhiên . Bài thơ có lẽ được làm trong một lần Nguyễn Trãi về ở Côn Sơn theo Đào Duy Anh trong đời mình Nguyễn Trãi có nhiều lần về ở Côn Sơn . Rũ sạch bụi lầm của chốn phồn hoa đô hội con người đến với thiên nhiên tự do tự tại giản dị không gò ép. Phải chăng vì thế mà câu thơ cũng vuột ra khỏi cái khuôn khổ của thơ luật để giản dị nhẹ nhàng như chính con người và cuộc sống chốn sơn lâm. Câu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN