tailieunhanh - Thuyết Minh về "Chiếc Áo Dài Việt Nam"

Trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Điểm qua một số thời kỳ được coi là "dấu ấn" trong quá trình hình thành và phát triển chiếc áo dài. Thời kỳ từ 1885-1915 Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc, áo dấu, áo tràng ngoài dân. | Thuyết Minh về Chiếc Áo Dài Việt Nam Trải qua năm tháng áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt. Điểm qua một số thời kỳ được coi là dấu ấn trong quá trình hình thành và phát triển chiếc áo dài. Thời kỳ từ 1885-1915 Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ thí dụ như áo tấc áo dấu áo tràng ngoài dân gian hoặc áo bào áo mệnh phụ trong triều. Chỉ có các lễ phục này mới mang ảnh hưởng của phương Bắc. Trong khi đó từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng viết và minh họa về y phục Trung Hoa từ đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc 1920 không thấy đả động gì đến bì bào áo mặc sát vào da . Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc thường gọi là xường xám có nghĩa là áo dài chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930. Trong sách Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagnie de Jesus au Royaume de la Cochinchine xuất bản tại Lille năm 1631 giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỷ 17 Người ta mặc năm sáu cái áo dài áo nọ phủ lên áo kia mỗi cái một màu. Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt. Đàn ông cũng mặc năm sáu lớp áo dài lụa. để tóc dài và vấn khăn như đàn bà . Có lẽ giáo sĩ Borri đã hiểu lầm về số lớp áo được người Việt cổ xưa mặc mỗi khi ra ngoài. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là cái xiêm cánh sen hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chồng lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất rồi các lớp bên ngoài ngắn dần. Bức tượng Ngọc Nữ tạc từ thế kỷ 17 ở chùa Dâu Thuận Thành Bắc Ninh là minh chứng rõ nhất cho cả áo dài các giải cánh sen lẫn cách vấn khăn mà giáo sĩ Borri đã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN