tailieunhanh - Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Suy tim - GS.TS.Nguyễn Phú Khang

Mục tiêu của bài giảng “Bệnh học: Suy tim” là cung cấp cho người học các kiến thức có liên quan đến căn bệnh này, như: Định nghĩa, sinh bệnh lý, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, và dự phòng bệnh suy tim. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên Y khoa dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. | BÀI GIẢNG CHUYÊN BÈ BỆNH HỌC SUY TIM Biên soạn GS. Phú Khang 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ Sau khi học xong chuyên đề Bệnh học Suy tim người học có thể nắm được những kiến thức có liên quan đến căn bệnh này như định nghĩa sinh bệnh lý nguyên nhân triệu chứng điều trị và dự phòng bệnh suy tim. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG Suy tim là diễn biến cuối cùng của nhiều bệnh tim mạch làm giả m hoặc mất hẳn sức lao động của bệnh nhân và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong. Các thống kê trên thế giới cho thấy trong 2 thập kỷ qua tử vong do các bệnh thiếu máu cơ tim và tai biến mạch máu não đã giảm đáng kể trong khi tử vong do suy tim lại thấy ngày càng tăng. Nhiều tài liệu cho thấy 6 năm sau triệu chứng đầu tiên của suy tim không còn quá 35 số bệnh nhân sống sót và nói chung một nửa số bệnh nhân suy tim bị đột tử. Trong vòng 30 năm qua với những hiểu biết sâu về siêu cấu trúc và chuyển hóa tế bào cơ tim về sinh lý co cơ người ta ngày càng hiểu sâu hơn về suy tim và đã thay đổi rất nhiều chiến thuật điều trị. Định nghĩa Cho đến nay các công trình nghiên cứu đều khẳng định tổn thương trung tâm trong suy tim là suy giảm sức co bóp cơ tim nên người ta đã định nghĩa suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó rối loạn chức năng co bóp của cơ tim làm cho tim mất khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể lúc đầu khi gắng sức và sau đó cả lúc nghỉ ngơi. II. SINH BỆNH LÝ TRONG SUY TIM 1. Tim được coi như môt cái bơm nhân máu từ hệ tĩnh mạch và tống máu đi qua đông mạch. Chức năng huyết động được thể hiện bằng cung lượng tim hay chỉ số tim lít phút m2 phụ thuộc vào 4 yếu tố - Tiền gánh thể hiện bằng thể tích hoặc áp lực máu cuối thì tâm trương của thất. Tiền gánh phụ thuộc vào lượng máu tĩnh mạch đổ về và độ giãn của thất. - Hậu gánh là sức cản mà cơ tim gặp phải khi co bóp tống máu đứng hàng đầu là sức cản ngoại vi. - Sức co bóp cơ tim.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN