tailieunhanh - Tiểu luận: Luật phá sản doanh nghiệp

Luật Phá sản được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2004, thay thế cho luật Phá sản doanh nghiệp cũ năm 1993. Sau nhiều năm đi vào hoạt động, luật Phá sản năm 2004 đã thể hiện được vai trò quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. | Tiêu luận Luật phá sản doanh nghiệp Luật Phá sản được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 10 năm 2004 thay thế cho luật Phá sản doanh nghiệp cũ năm 1993. Sau nhiều năm đi vào hoạt động luật Phá sản năm 2004 đã thể hiện được vai trò quan trọng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phục vụ phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Thể chế hóa được chính sách kinh tế của nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác xã đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh khó khăn thua lỗ có cơ hội để rút khỏi thị trường một cách có trật tự góp phần tái phân phối tài sản thúc đẩy sự lưu thông vốn trong nền kinh tế thị trường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và các chủ nợ đóng vai trò là một trong những công cụ quan trong của quá trình thu hồi nợ hiện nay. Theo số liệu thống kê hiện nay nước ta có khoảng 500 nghìn doanh nghiệp 200 nghìn hợp tác xã. Số lượng doanh nghiệp hợp tác xã bị phá sản ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2008 cả nước có khoảng 70 doanh nghiệp hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản. Số lượng 70 doanh nghiệp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản là quá ít so với thực tế hiện nay. ở Việt Nam đặc biệt hàng loạt doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may da giày và hàng xuất khẩu đang phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm gần đây. Nguyên nhân dấn đến phá sản rất nhiều. Nó có thể do năng lực quản lý yếu kém do thay đổi chính sách pháp luật do tác động của nền kinh tế thế giới do thiên tai địch họa hoặc rất nhiều những nguyên nhân khác dẫn đến phá sản doanh nghiệp hợp tác xã. 1. Dấu hiệu xác định doanh nghiệp hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản Phá sản là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng mất cân đối giữa thu và chi của một doanh nghiệp hợp tác xã mà biểu hiện của sự mất cân đối đó là tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn hoặc tổng nợ phải trả lớn hơn tổng tài sản có. Các chỉ tiêu này có thể tính toán được trên cơ sở các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN