tailieunhanh - Quyết định 1832/QĐ-UBND năm 2013 tỉnh Bến Tre

Quyết định 1832/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2013-2020. | ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE Số 1832 QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bến Tre ngày 11 tháng 10 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NÂNG CAO NĂNG Lực SẢN XUẤT KINH DOANH CÁC LÀNG NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013-2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 Căn cứ Nghị định số 66 2006 NĐ-CP ngày 07 tháng 7năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn Căn cứ Quyết định số 83 QĐ-TTg ngày 13 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Căn cứ Quyết định số 974 QĐ-UBND ngày 27 tháng 4 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Quyết định số 2993 QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1230 TTr-SCT ngày 24 tháng 9 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình số 1229 CTr-SCT ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Sở Công Thương về hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh các làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013-2020 kèm theo với những nội dung chủ yếu sau I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN - Phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển các làng nghề hiện có phát huy nghề truyền thống kết hợp với du lịch - Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực phát triển các làng nghề trọng điểm thuộc thế mạnh của tỉnh phát triển hạ tầng phục vụ cho làng nghề đi đôi với việc bảo vệ môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm - Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho làng nghề thành lập các hợp tác xã để làm đầu mối tổ chức quản lý làng nghề - Tăng thu nhập giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ tạo việc làm cho người lao động đặc biệt là ở các vùng nông thôn - Đổi mới công nghệ cơ khí hoá hợp lý .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN