tailieunhanh - Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương

Nhà thơ Huy Cận sinh năm 1913 tại Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của “Thơ mới” với tập “Lửa Thiêng” (1940). Sau Cách mạng tháng Tám vừa làm cán bộ lãnh đạo Văn hoá – Văn nghệ, vừa làm thơ. Tác phẩm có: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963), “Những năm sáu mươi” (1968), “Chiến trường gần đến chiến trường xa” (1973), Thơ Huy Cận trước Cách mạng chất chứa nỗi vạn cổ sầu, sau năm 1945 dào dạt tình đời. | Soạn bài Các vị la hán chùa Tây Phương Tác giả Nhà thơ Huy Cận sinh năm 1913 tại Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của Thơ mới với tập Lửa Thiêng 1940 . Sau Cách mạng tháng Tám vừa làm cán bộ lãnh đạo Văn hoá - Văn nghệ vừa làm thơ. Tác phẩm có Trời mỗi ngày lại sáng 1958 Đất nở hoa 1960 Bài thơ cuộc đời 1963 Những năm sáu mươi 1968 Chiến trường gần đến chiến trường xa 1973 . Thơ Huy Cận trước Cách mạng chất chứa nỗi vạn cổ sầu sau năm 1945 dào dạt tình đời và niềm vui bát ngát. Thơ ông giàu nhạc điệu hàm súc cổ điển và có màu sắc suy tưởng triết lý. Xuất xứ 1. Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương được Huy Cận viết vào năm 1960 được in trong tập Bài thơ cuộc đời 1963 . 2. Chùa Tây Phương là một chùa cổ đẹp nổi tiếng ở huyện Thạch Thất thuộc tỉnh Hà Tây. Có thuyết cho rằng chùa được xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Sách Văn 12 . Lại có thuyết khẳng định Chùa Tây Phương được xây dựng khá lâu đời. Năm 1554 chùa được trùng tu. Năm 1660 chúa Trịnh Tạc đến thăm và cho sửa sang lại chùa càng đẹp hơn quy mô hơn. Đến đời Tây Sơn chùa lại được trùng tu một lần nữa và đúc chuông Tây Phương cổ tự theo Nguyễn Phi Hoành . 3. Chùa Tây Phương có rất nhiều tượng cổ. Tượng Rahula và tượng Tuyết Sơn là 2 pho tượng to nhất và đẹp nhất ở chùa này. Ngoài ra còn có nhóm tượng 18 vị La Hán là những vị tu hành đắc đạo đạt đến sự yên tĩnh vĩnh hằng - cõi Niết Bàn. Có sách Phật khác gọi là tượng Bồ Tát. Cảm hứng chủ đạo Ngắm nhìn các pho tượng La Hán chùa Tây Phương - công trình mĩ thuật tuyệt diệu Huy Cận lòng vấn vương về nỗi đau đời khát vọng cứu đời của người xưa. Trong niềm vui đổi đời nhà thơ vô cùng cảm thông với ông cha những thế kỷ trước càng tin tưởng tự hào về chế độ mới sẽ mang lại hạnh phúc cho toàn dân. Bố cục 1. Tám khổ thơ đầu đặc tả và cảm nhận về các pho tượng La Hán. 2. Năm khổ thơ tiếp theo nỗi đau đời và bế tắc của người xưa. Sự cảm thông của nhà thơ. 3. Hai khổ thơ cuối niềm tin vui và tự hào của tác giả về chế độ mới. Những vần thơ trong trí

TỪ KHÓA LIÊN QUAN