tailieunhanh - Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và thổ nhưỡng - TS. Trần Văn Đạt

Bài nghiên cứu "Tiền Giang: Địa lý thiên nhiên và thổ nhưỡng" của TS. Trần Văn Đạt trình bày các đặc điểm về tình trạng hành chính, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, tài nguyên khoáng sản của tỉnh Tiền Giang và đưa ra kết Luận: Tiền Giang có ưu thế về mặt địa lý, thổ nhưỡng và hội tụ nhiều yếu tố phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vì mục đích thịnh vượng của người dân địa phương và giàu mạnh của đất nước, Tiền Giang cũng như vùng ĐBSCL phải hiện đại hóa và giảm dần tỉ trọng nông nghiệp hiện nay, đồng thời phát triển mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, đô thị hóa, hạ tầng cơ cấu, dịch vụ, cảng biển và du lịch sinh thái tại vùng đồng bằng quan trọng bậc nhứt này. | TIỀN GIANG ĐỊA LÝ THIÊN NHIÊN VÀ THỔ NHƯỠNG . Trần Văn Đạt 1. Mở Đầu Tiền Giang là một vùng đất phù sa bằng phẳng màu mỡ chạy dài từ đông qua tây ở giữa đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL và nằm trên bờ Bắc sông Cửu Long dài 120 km. Vị trí địa lý thiên nhiên không những thích hợp cho phát triển nông nghiệp cảng biển mà còn có tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp nhờ tiếp cận với tỉnh và thành phố năng động như Long An và Sài Gòn và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh Tiền Giang còn là một trong 7 tỉnh của Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam mở hướng phát triển kinh tế và xã hội đầu tàu của nước. Vùng này đặc biệt chú ý đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ để đối phó với biến đổi khí hậu đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững. ĐBSCL có 13 tỉnh và thành phố tổng diện tích độ 4 triệu ha trong đó đất tốt giàu phù sa chiếm khoảng 30 tổng diện tích. Vùng này sản xuất hơn 50 sản lượng lúa toàn quốc và xuất khẩu gạo chiếm đến 90 tổng lượng gạo xuất khẩu 65 sản lượng thủy hải sản và 70 sản lượng trái cây cả nước 1 . Theo khảo cổ học vùng Tiền Giang và cả nước đã trải qua nhiều thời kỳ biển tiến và biển lùi. Vào thời biển tiến lần cuối cách nay khoảng năm tất cả ĐBSCL gồm cả Tiền Giang đều bị ngập lụt chỉ còn các giồng đất cao nhô lên di tích còn lại là Giồng Tân Hiệp thuộc huyện Châu Thành 2 . Khoảng năm sau mực nước rút dần nhưng vẫn còn dao động lên xuống các cồn cát xuất hiện dọc theo bờ biển thực vật và động vật sinh sống sung túc đa dạng. Các nhà khảo cổ học tìm thấy tại huyện Cai Lậy các vỉa sò hến - dấu vết bờ biển ngày xưa 3 . Cho đến khoảng năm ĐBSCL và Tiền Giang trở nên ổn định người từ các hải đảo gốc Indonesian tiến vào đồng bằng phì nhiêu sinh sống. Khoảng trước hoặc đầu Công Nguyên họ thành lập một vương quốc cổ đại Phù Nam chịu ảnh hưởng nhiều của Ân Độ Giáo và Phật Giáo. Họ là cường quốc thương mại biển trong vùng Đông Nam Á và bành trướng lãnh thổ đến cả Vùng Lâm Âp .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.