tailieunhanh - Giáo trình môn học Pháp luật: Phần 2

Mục tiêu môn học pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, rèn luyện thói quen và xây dựng nếp sống, hành vi ứng xử theo pháp luật cho người học nghề, thể hiện nghĩa vụ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, có ý thức chấp hành pháp luật, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tham gia xây dựng và bảo vệ trật tự, kỷ cương xã hội, tự giác chấp hành pháp luật. Nội dung phần 2 gồm 5 chương cuối của giáo trình. | Chương V PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm Luật Lao động Lao động là hoạt động sáng tạo có mục đích của con người. Quá trình lao động là quá trình tuân thủ các quy luật tự nhiên và xã hội để tạo ra những sản phẩm có giá trị mà con người mong muốn. Trong lịch sử xã hội loài người lao động có vị trí quan trọng hàng đầu quyết định sự tồn tại của con người và xã hội. Mỗi chế độ xã hội có giai cấp đều tồn tại nhiều loại hình quan hệ lao động khác nhau do tính chất của quan hệ sản xuất xã hội đó quyết định và được nhiều ngành luật khác nhau điều chỉnh. Luật Lao động là một ngành luật độc lập có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng. Đối tượng điều chỉnh của luật lao động chính là quan hệ xã hội về sử dụng lao động quan hệ lao động và các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động. Như vậy có thể định nghĩa Luật Lao động như sau Luật lao động là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động trong đó có quan hệ giữa công nhân viên chức với xí nghiệp cơ quan nhà nước những quan hệ giữa tổ chức công đoàn với ban quản lý xí nghiệp cơ quan nhà nước có liên quan đến sử dụng lao động của công dân viên chức. Từ định nghĩa trên ta thấy Luật Lao động có những chế định cơ bản chế định tuyển dụng và thôi việc chế định về hợp đồng lao động chế định về học nghề việc làm chế định tiền lương chế định thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi chế định khen thưởng và kỷ luật lao động chế định bảo hộ lao động. Đối với viên chức nhà nước Luật Lao động điều chỉnh mối quan hệ lao động giữa viên chức với cơ quan quản lý viên chức đó trong các lĩnh vực như tuyển dụng và cho thôi việc thời gian làm việc thời gian nghỉ ngơi trách nhiệm vật chất chế độ bảo hiểm khen thưởng và kỷ luật. 2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động Các nguyên tắc cơ bản của Luật Lao động là các tư tưởng quan điểm chỉ đạo là cơ sở để xây dựng và thực hiện các quy phạm pháp luật về lao động .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.