tailieunhanh - Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra

Tài liệu Hướng dẫn biên soạn đề kiểm được ban hành kèm theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT. Tài liệu này được trình bày với các bước: Xác định mục đích của đề kiểm tra, xác định hình thức đề kiểm tra, thiết lập ma trận đề kiểm tra. Mời các bạn tham khảo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA Kèm theo công văn số 8773 BGDĐT-GDTrH ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ GDĐT Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để biên soạn đề kiểm tra cần thực hiện theo quy trình sau Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề một chương một học kì một lớp hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp. Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra Đề kiểm tra viết có các hình thức sau 1 Đề kiểm tra tự luận 2 Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 3 Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn. Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận làm phần trắc nghiệm khách quan trước thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận. Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN