tailieunhanh - Tiểu luận: Quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN

Là các nước láng giềng của nhau và cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. ASEAN ra đời từ năm 1967 nhưng phải đến tận năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN, tức là phải sau 28 năm ASEAN thành lập Việt Nam mới trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. | rri Tiêu luận Quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN Lời nói đâu Là các nước láng giềng của nhau và cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á quan hệ với các nước trong tổ chức ASEAN luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. ASEAN ra đời từ năm 1967 nhưng phải đến tận năm 1995 Việt Nam mới gia nhập ASEAN tức là phải sau 28 năm ASEAN thành lập Việt Nam mới trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Hiện nay ASEAN là một trong những thị trường xuất khẩu cũng như nhập khẩu lớn của Việt Nam đồng thời đây cũng là người bạn đồng hành hỗ trợ ủng hộ Việt Nam trên trường chính trị quốc tế. Những con số về khoảng cách như vậy tự nó dường như đặt ra vấn đề Vì sao ASEAN đã có lịch sử gần 30 năm thì đến năm 1995 Việt Nam mới có mặt trong ASEAN như vậy Xét về khía cạnh lịch sử đầu những năm 70 quan hệ hai bên đã có những cải thiện đáng vui mừng và dường như đến năm 1978 Việt Nam có thể gia nhập ASEAN thì nước ta lại bỏ lỡ cơ hội này Đó là một câu hỏi đặt ra khiến cho em hết sức băn khoăn. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này em xin tập trung quan tâm và giải quyết sự băn khoăn đó. Và như đã rõ có rất nhiều yếu tố nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho quan hệ hai bên bị lệch hướng như chiến tranh lạnh trật tự thế giới hai cực Yanta chính sách bao vây cấm vận của Mỹ vấn đề Campuchia nhận thức và hành động của bản thân các nước ASEAN . Song bài viết chỉ tập trung đến những nguyên nhân cơ bản từ phía Việt Nam và ASEAN để đưa ra câu giải đáp cho băn khoăn trên và rút ra một vài bài học kinh nghiệm trong chính sách đối ngoại của nước ta. NỘI DUNG I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 1. Thế giới Sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô đã tới đỉnh cao sự thức tỉnh của các dân tộc và của loài người đấu tranh cho hòa bình độc lập và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Khả năng đẩy lùi nguy cơ chiến tranh không ngừng tăng lên các thế lực đế quốc và phản động dùng chiến tranh cục bộ chống các dân tộc nhưng cuộc đấu tranh của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN