tailieunhanh - Tiểu luận: Trung Quốc và Nhật Bản trong trật tự mới ở Á châu

Từ sau Thế chiến thứ II, kinh tế Nhật Bản hồi phục nhanh chóng và bước vào giai đọan phát triển được xem là thần kỳ (1955-1973). Giai đọan 18 năm sau đó, tốc độ phát triển chậm lại nhưng Nhật duy trì ở mức trung bình năm 6% nhờ thành công trong việc khắc phục hai cuộc khủng hoảng năng lượng (1973 và 1979) và sự kiện đồng yen lên giá đột ngột (1985-87). | Tiêu luận Trung Quôc và Nhật Bản trong trật tự mới ở A châu I. Mở đầu Thế nào là một trật tự mới tại Á châu Từ sau Thế chiến thứ II kinh tế Nhật Bản hồi phục nhanh chóng và bước vào giai đọan phát triển được xem là thần kỳ 1955-1973 . Giai đọan 18 năm sau đó tốc độ phát triển chậm lại nhưng Nhật duy trì ở mức trung bình năm 6 nhờ thành công trong việc khắc phục hai cuộc khủng hoảng năng lượng 1973 và 1979 và sự kiện đồng yen lên giá đột ngột 1985-87 . Nhật cũng thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lên cao hơn hình thành sự phân công mới với các nền kinh tế đang lên ở Đông Á. Do đó trong thập niên 1980 Nhật vươn lên thành cường quốc kinh tế có ảnh hưởng nhiều mặt trên thế giới mậu dịch đầu tư nước ngoài ODA -viện trợ và vốn vay ưu đãi cho các nước đi sau . Từ đầu thập niên 1990 kinh tế Nhật suy thoái trì trệ hơn 10 năm nhưng về mặt đối ngoại nhất là đối với khu vực Đông Á Nhật vẫn giữ vai trò quan trọng và có chiến lược củng cố vai trò đó như sẽ thấy dưới đây. Từ năm 2003 kinh tế hồi phục càng làm cho Nhật tự tin hơn trong chiến lược đối ngoại. Đặc biệt cũng từ năm 2003 Nhật tích cực vận động để được trở thành uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong giai đoạn kinh tế Nhật suy sụp cũng là lúc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Suốt hơn 20 năm cải cách mở của kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình mỗi năm 10 . Bước qua thế kỷ 21 đặc biệt là sau khi gia nhập WTO 2001 các chỉ tiêu kinh tế chính như tổng sản phẩm trong nước GDP kim ngạch xuất khẩu . cho thấy Trung Quốc ngày càng tiến vào hàng ngũ những nước lớn. Hiện nay Trung Quốc đứng thứ ba thế giới về ngoại thương và thứ tư về GDP Trung Quốc sắp vượt Đức trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới . Trong thời kỳ Giang Trạch Dân cầm quyền 1992-2002 1 ý thức nước lớn và quyết tâm thực hiện chiến lược Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa được giương cao. 2 Trước sự cảnh giác của nhiều nước Á châu lân cận Trung Quốc đưa ra khái niệm hoà bình quật khởi để nhấn mạnh là Trung Quốc sẽ vươn lên

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN