tailieunhanh - Giáo án bài Mở rộng vốn từ quyền và bổn phận - Tiếng việt 5 - GV.N.Hoài Thanh
Mục tiêu: Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu được nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3. Giáo dục tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt cho các cháu thiếu nhi. | TIẾNG VIỆT LỚP 5 Tiết 3: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN (Mức độ tích hợp TTHCM: Bộ phận) A. Mục tiêu: - Hiểu nghĩa của tiếng quyền để thực hiện đúng BT1; tìm được từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu được nội dung Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Việt Nam và làm đúng BT3. - Giáo dục tình cảm, trách nhiệm và hành động tốt cho các cháu thiếu nhi. B. Đồ dùng dạy - học: GV: - Bút dạ, kẻ sẵn bảng phân loại để HS làm BT1. HS: - Vở ghi, sgk, từ điển HS. C. Các hoạt động dạy - học: (Nội dung HTVLTTGĐHCM được tích hợp ở BT3 ) Hoạt động dạy ĐL Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn BT3 tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. HDHS làm bài tập: Bài 1 () - Yêu cầu HS đọc bài tập. - Giúp HS hiểu nhanh một số từ: + Quyền hạn: quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ. + Quyền hành: quyền định đoạt và điều hành công việc. + Quyền lợi: quyền được hưởng những lợi ích nào đó về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội. + Quyền lực: quyền định đoạt mọi công việc quan trọng. - Cho HS làm bài vào vở. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét. - Nhận xét kết luận lời giải đúng: a) Quyền lợi là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi: quyền lợi, nhân quyền. b) Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm: quyền hạn, quyền hành, quyền lực, thẩm quyền. Bài 2 () - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, cùng làm bài vào vở. - Gọi đại diện một số nhóm trình bày bài của nhóm mình. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3 () - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. - Yêu cầu HS đọc thầm lại 5 điều Bác Hồ dạy, suy nghĩ trả lời miệng. (?) 5 điều Bác Hồ dạy nói về quyền hay bổn phận của thiếu nhi? (?) Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành những quy định nào trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà em vừa học? (?) Em đã thực hiện lời dạy của Bác như thế nào? - Nhận xét và bổ sung. Bài 4 () - Yêu cầu HS đọc bài. - Cho HS làm bài vào vở. - Gọi HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, ghi điểm những bài làm tốt. VD: Út Vịnh còn nhỏ nhưng đã có ý thức trách nhiệm của một công dân. Không những Út Vịnh tôn trọng quy định về ATGT mà còn thuyết phục được một bạn không chơi thả diều trên đường tàu. Vịnh đã nhanh trí, dũng cảm cưu sống một em nhỏ. Hành động của Vịnh thật đáng khâm phục. Chúng em cần học tập theo gương bạn Vịnh. IV. Củng cố, dặn dò: (?) Hãy nhắc lại nội bài học? - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1' 4' 1' 7' 6' 6' 12' 3' - Hát. - 2 HS đọc bài như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét. - Ghi đầu bài. (HĐ cá nhân) - Đọc thầm bài tập sgk. - Nghe. - 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ, lớp làm bài vào vở. - Nhận xét bài làm của bạn. - Theo dõi, tự sửa bài của mình. (HĐ cặp đôi) - 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - Thảo luận, làm bài vào vở. Từ đồng nghĩa với các từ bổn phận là: nghĩa vụ, nhiệm vụ, phận sự, trách nhiệm. - Đại diện một số nhóm trình bày bài, các nhóm khác theo dõi nhận xét. (HĐ cả lớp) - 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - Đọc và thực hiện như yêu cầu: + 5 điều Bác Hồ dạy nói về bổn phận của thiếu nhi. + Lời Bác dạy thiếu nhi đã trở thành quy định được nêu trong điều 21 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Liên hệ, trả lời. (HĐ cá nhân) - Đọc thầm yêu cầu của bài. - Tự làm bài vào vở. - Quyền và bổn phận.
đang nạp các trang xem trước