tailieunhanh - Điều khiển sự hấp thụ và tán sắc trong hệ nguyên tử ba mức bằng kích thức kết hợp

Công trình tập trung nghiên cứu sự thay đổi của công tua hấp thụ và tán sắc của các nguyên tử lạnh Rb đối với một chùm laser có cường độ yếu dưới sự kích thích kết hợp của một trường laser điều khiển có cường độ mạnh. Tần số của hai chùm laser được lựa chọn đễ kích thích hệ nguyên tử theo cấu hình lambla. | Tạp chí Đại học Công nghiệp ĐIỀU KHIỂN SỰ HẤPTHỤ VÀ TÁN SẮC TRONG HỆ NGUYÊN TỬ BA MỨC BẰNG KÍCH THÍCH KẾT HỢP Phạm văn Trọng Lê Văn Đoài Hoàng Hồng Khuê Đinh Xuân Khoa Nguyễn Huy Bằng Nguyễn Công Kỳ TÓM TẮT Trong công trình này chúng tôi nghiên cứu sự thay đổi của công tua hấp thụ và tán sắc của các nguyên tử lạnh Rb87 đối với một chùm laser có cường độ yếu chùm dò dưới sự kích thích kết hợp của một trường laser điều khiển có cường độ mạnh. Tần số của hai chùm laser được lựa chọn để kích thích hệ nguyên tử theo cấu hình lambda. Sử dụng lý thuyết ma trận mật độ chúng tôi đã dẫn ra được biểu thức cho các hệ số hấp thụ và tán sắc trong gần đúng sóng quay. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi điều kiện về trong suốt cảm ứng điện từ được thiết lập các công tua của hấp thụ và tán sắc có thể điều khiển được theo cường độ và độ lệch tần của trường ngoài. CONTROLLING ABSORPTION AND DISPERSION IN THE THREE-LEVEL SYSTEM BY COHERENT EXCITATION ABSTRACT In this work we study absorption and dispersion profiles of cold 87Rb atoms for a weak laser light under coherent excitation of a strong controlling laser light. The two laser lights are set to excite the atoms via the three-level lambda scheme. Using the electric-dipole and rotating wave approximations we derive absorption coefficient of the atoms for the probe light. We see that under electromagnetically induced transparency regime it can be possible to control transparent window in the probe absorption profile and dispersion properties by varying intensity and or frequency detuning of the controlling light. 1. GIỚI THIỆU Hấp thụ và tán sắc là hai tham số cơ bản đặc trưng cho các tính chất quang học của môi trường. Hai đại lượng này có quan hệ mật thiết với nhau theo mối quan hệ nhân quả của biểu thức Kramer-Kronig. Thông thường hệ số hấp thụ và hệ số tán sắc được biểu diễn tương ứng theo phần ảo và phần thực của hệ số độ cảm điện môi. Những đại lượng này đặc trưng cho tương tác giữa các nguyên tử với trường kích thích. Biên độ của

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN