tailieunhanh - Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu quá trình giải phóng As từ trầm tích trẻ ven sông

Luận văn được thực hiện nghiên cứu với các nội dung sau: Nghiên cứu sự phân bố asen trên các khoáng ôxit sắt trong trầm tích trẻ; bước đầu tìm hiểu vai trò của vi khuẩn đối với sự giải phóng asen; bước đầu tìm hiểu sự ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ đối với sự giải phóng asen. | Trầm tích trẻ có chứa 5,2 g/kg Fe ở dạng khoáng dễ hòa tan, Fe(III) dễ bị khử và Fe tinh thể. Trong điều kiện khử, quá trình khử hòa tan khoáng Fe kéo theo sự giải phóng As có thể xảy ra tại khu vực chứa trầm tích trẻ, khi dạng trầm tích này chứa các khoáng Fe linh động nói trên mang theo As. Đối với khu vực có trầm tích cổ, không chứa khoáng Fe dễ bị khử và Fe dạng tinh thể, tuy có pha khoáng Fe hòa tan cao (13,6 g/kg), nhưng pha khoáng này chứa ít As, nên không xảy ra sự gia tăng nồng độ As trong nước ngầm. Điều này có thể giải thích cho sự khác biệt giữa nước ngầm tại hai khu vực nghiên cứu. Nước ngầm khu vực trầm tích cổ có nồng độ Fe là 13,1 mg/L và nồng độ As là 58 µg/L, trong khi đó, nước ngầm khu vực trầm tích trẻ có nồng độ Fe tương tự (12,5 mg/L), nhưng nồng độ As cao tới 300 µg/L (bảng 2). Điều đó cho thấy, khả năng gia tăng nồng độ As trong nước ngầm phụ thuộc vào cấu trúc khoáng của trầm tích , cụ thể là tương quan thuận với hàm lượng As trên các pha khoáng sắt linh động, có thể bị hòa tan và khử trong điều kiện môi trường khử.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.