tailieunhanh - Bài giảng Quy trình tiếp nhận bệnh nhân khám hiếm muộn
Bài giảng Quy trình tiếp nhận bệnh nhân khám hiếm muộn được biên soạn nhằm giúp cho các bạn biết được đối tượng nhận bệnh, điều kiện khám hiếm muộn, qui trình nhận bệnh đối với bệnh nhân khám hiếm muộn. Đây là những kiến thức cơ bản mà các bạn chuyên khoa Sản cần nắm, mời các bạn tham khảo. | QUY TRÌNH TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN KHÁM HIẾM MUỘN Các cặp vợ chồng có hôn nhân hợp pháp: Chung sống liên tục không ngừa thai 1 năm, hoặc 6 tháng đối với người trên 35 tuổi; Lập gia đình 6 tháng 1 năm + mong con; Sẩy thai liên tiếp 2 lần; Đối với cặp vợ chồng thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm phải ≤ 45 tuổi. Phụ nữ đơn thân muốn có con (có xác nhận của địa phương) Đối tượng nhận bệnh Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hội đủ các điều kiện: Hôn nhân hợp pháp. Phụ nữ đơn thân muốn có con. Đủ sức khỏe. Đủ điều kiện kinh tế. Đủ thời gian. Không chống chỉ định mang thai. Điều kiện khám hiếm muộn Tư vấn cho bệnh nhân: Hành chánh: Giấy Đăng ký kết hôn (bản sao có chứng thực) CMND vợ chồng (bản sao có chứng thực) Qui trình nhận bệnh Qui trình nhận bệnh (tt) Tư vấn cho bệnh nhân(tt) Qui trình khám: Lịch khám: Số lần khám, lịch tái khám (dựa vào ngày kinh, sự phát triển nang noãn của vợ) Kinh ngày 2 ngày 5: định lượng nội tiết cơ bản Kinh ngày 7 8: XN Pap’s + chụp HSG Kinh ngày 10 ngày 16: siêu âm nang noãn, đánh giá khả năng rụng trứng Kinh ngày 21: kiểm tra phóng noãn trên siêu âm. Các xét nghiệm cần làm Chi phí dự kiến Hướng điều trị sau khi biết nguyên nhân Qui trình nhận bệnh (tt) Lập hồ sơ: khai thác rõ Họ tên, năm sinh, địa chỉ, số điện thoại; Lý do khám; Bệnh sử: Thời gian lập gia đình; Biện pháp Kế hoạch gia đình; Đã từng điều trị hiếm muộn? quá trình điều trị, thời gian điều trị; Qui trinh nhận bệnh (tt) Tiền sử nội ngoại khoa (vợ chồng); Tiền sử phụ khoa: chu kỳ kinh, số ngày hành kinh, đau bụng kinh, ; Có viêm nhiễm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, phần phụ, đã điều trị gì. Các thủ thuật nạo kiểm tra buồng tử cung trước đây nếu có. Qui trinh nhận bệnh (tt) Tiền sử sản khoa PARA. Đã từng có con chưa, sanh thường, sanh mổ? Đã từng ĐHKN, nạo hút thai? Tiền căn thai ngoài tử cung? Ngày kinh cuối Đời sống tình cảm, tâm lý (vợ chồng) Qui trinh nhận bệnh (tt) Ghi phiếu xét nghiệm: Bilan nhiễm trùng: HIV - HbSAg - BW; GS, Rh; Chlamydia IgM- IgG; Rubella IgM- IgG (chỉ xét nghiệm vợ) Anti HCV. * Nếu BN kinh ngày 2 ngày 5, xét nghiệm thêm nội tiết cơ bản (LH, FSH, Estradiol, Prolactin, Testosterone) Qui trinh nhận bệnh (tt) Ghi phiếu, hẹn ngày thử tinh dịch đồ; Hướng dẫn ngày thử tinh dịch đồ cho người chồng: Mang CMND bản chính; Hướng dẫn kiêng giao hợp 3 5 ngày; Thời gian lấy mẫu thử tại phòng 14: Thứ 3, thứ 5, thứ 6; Sáng trước 10giờ, chiều trước 15 giờ Qui trinh nhận bệnh (tt) Cung cấp và hướng dẫn BN cách ghi và theo dõi ngày kinh trong sổ khám bệnh hiếm muộn. Nhập máy. Hướng dẫn BN đóng tiền. Trình Bác sĩ khám tổng quát và khám phụ khoa thông thường trước khi tiến hành quá trình điều trị hiếm muộn Hẹn ngày tái khám và nhắc nộp Đăng ký kết hôn và CMND (vợ chồng) ở lần khám sau. Qui trinh nhận bệnh (tt) Lần khám thứ nhất Làm hồ sơ Hướng dẫn vợ cách ghi và theo dõi ngày kinh Xác định ngày của chu kì kinh để (có thể) Khám, siêu âm phụ khoa Định lượng nội tiết cơ bản Phết tế bào âm đạo (sau sạch kinh). Chụp HSG (sau sạch kinh). Hướng dẫn chồng cách thức để thử tinh trùng đồ. Tóm tắt quy trình Lần khám thứ hai Báo bác sĩ xem kết quả máu, tinh dịch đồ. Hẹn khám nam khoa (nếu cần). Hẹn siêu âm theo dõi nang noãn. Hẹn tái khám theo y lệnh. Sau một (hoặc hai) chu kỳ thăm khám và khảo sát tìm nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chẩn đoán và hướng điều trị thích hợp cho cả 2 vợ chồng Tóm tắt quy trình (tt)
đang nạp các trang xem trước