tailieunhanh - Bài giảng Bệnh thận mạn - Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa

Bài giảng Bệnh thận mạn - Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa với mục tiêu giúp các bạn hiểu được sự khác nhau giữa suy thận mạn, bệnh thận mạn; hiểu được cơ chế bệnh sinh của bệnh thận mạn; nắm được các biểu hiện và cơ chế các rối loạn của hội chứng urê huyết cao; xác định sự mạn tính của bệnh thận, chẩn đoán suy thận mạn phân biệt với suy thận cấp;. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu. | BỆNH THẬN MẠN Đối tượng Y3 CT3 Huỳnh thị nguyễn Nghĩa Mục tiêu 1. Hiểu được sự khác nhau giữa suy thận mạn bệnh thận mạn. 2. Hiểu được cơ chế bệnh sinh của bệnh thận mạn. 3. Nắm được các biểu hiện và cơ chế các rối loạn của hội chứng urê huyết cao. 4. Xác định sự mạn tính của bệnh thận chẩn đoán suy thận mạn phân biệt với suy thận cấp. 5. Chẩn đoán nguyên nhân biến chứng và các yếu tố nguy cơ làm nặng thêm bệnh thận mạn. Đại cương và dịch tể học Theo ước tính hiện nay có khoảng triệu người Mỹ bị bệnh thận mạn. Hầu hết nguyên nhân bệnh thận mạn và bệnh thận giai đoạn cuối là đái tháo đường và tăng huyết áp. Tỷ lệ bệnh thận mạn trong cộng đồng theo nghiên cứu NHANES-III của Mỹ công bố năm 2007 là 13 cứ khoảng 10 người có 1người bị bệnh thận mạn. Suy thận mạn giai đoạn cuối là gánh nặng của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn triệu người suy thận mạn giai đoạn cuối đang được điều trị thay thế thận. Do vậy để giảm thiểu số bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối là làm sao phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị tích cực làm chậm tiến triển của suy thận mạn giai đoạn cuối. Bệnh thận mạn chronic kidney disease CKD theo hướng dẫn của hiệp hội thận học Hoa Kỳ 2003 . Những tổn thương thận về cấu trúc và chức năng kèm hoặc không kèm giảm độ lọc cầu thận kéo dài ít nhất 3 tháng Tổn thương thận phát hiện qua sinh thiết thận bất thường nước tiểu tiểu đạm bất thường đường niệu qua hình ảnh học xét nghiệm máu. . Độ lọc cầu thận GFR giảm 60ml ph da kèm hoặc không kèm bằng chứng của tổn thương thận. Suy thận mạn chronic renal failure là tình trang suy giảm chức năng thận mạn tính không hồi phục do tổn thương không hồi phục về số lượng và chức năng của nephron. Diễn tiến từ từ trong thời gian dài cuối cùng không thể chặn đứng bệnh đến giai đoạn cuối có thể gây tử vong nếu không có các biện pháp điều trị thay thế thận. Cơ chế bệnh sinh Sinh bệnh học của bệnh thận mạn bao gồm 2 cơ chế chính cơ chế thận bị tổn thương mất từ từ không hồi phục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.