tailieunhanh - Bài giảng Bệnh ống thận mô kẽ - Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa
Bài giảng Bệnh ống thận mô kẽ - Huỳnh Thị Nguyễn Nghĩa với mục tiêu nắm rõ các nguyên nhân gây viêm mô kẽ ống thận cấp và mạn, cơ chế sinh bệnh; nắm rõ bệnh cảnh lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán viêm mô kẽ ống thận cấp, viêm mô kẽ ống thận mạn; biết được một số dạng thường gặp của viêm mô kẽ ống thận cấp và mạn;. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu. | BỆNH ỐNG THẬN MÔ KẼ Đối tượng Y3 CT3 Huỳnh thị nguyễn Nghĩa Mục tiêu 1. Nắm rõ các nguyên nhân gây viêm mô kẽ ống thận cấp và mạn cơ chế sinh bệnh. 2. Nắm rõ bệnh cảnh lâm sàng cận lâm sàng chẩn đoán viêm mô kẽ ống thận cấp viêm mô kẽ ống thận mạn. 3. Biết được một số dạng thường gặp của viêm mô kẽ ống thận cấp và mạn. 4. Nắm được diễn tiến viêm ống thận mô kẽ cấp và mạn. Đại cương Các bệnh lý thận liên quan đến các cấu trúc trong thận nhưng ngoài cầu thận được gọi chung là bệnh mô kẽ-ống thận. Các bệnh này có thể liên quan đến ống thận và hoặc mô kẽ thận nhưng không ảnh hưởng đến cầu thận. Mặc dầu các bệnh cầu thận nguyên phát thường kết hợp với những thay đổi rõ rệt ở mô kẽ-ống thận nhưng bệnh cảnh lâm sàng nổi bật vẫn là do các hậu quả của tổn thương cầu thận. Bệnh mô kẽ-ống thận do nhiều nguyên nhân và có nhiều tiến trình sinh bệnh học khác nhau và bệnh có thể biểu hiện qua các bệnh cảnh cấp hay mạn tính. Dạng cấp đa số là do phản ứng dị ứng với thuốc nhiễm trùng. Dạng mạn tính do rất nhiều bệnh lý khác nhau chủ yếu là các bệnh miễn dịch sau đó là các bệnh nhiễm trùng di truyền tắc nghẽn trào ngược. Việc điều trị tiên lượng tùy thuộc vào căn nguyên và thời điểm chẩn đoán. Bệnh nguyên Nhiều thể tổn thương mô kẽ-ống thận do tiếp xúc với dược chất hay các tác nhân gây độc cho thận như kim loại nặng hay hiếm hơn là do nhiễm trùng. Thể bệnh thường gặp nhất của viêm mô kẽ-ống thận là do miễn dịch. 1. Viêm mô kẽ ống thận cấp Nhiều nguyên nhân gâ viêm kẽ ống thận cấp hiện nay nguyên nhân hàng đầu là do thuốc chiếm 70 trường hợp trong đó thuốc NSAID thuốc kháng sinh thường gặp nhất với tỉ lệ lần lượt là 40 và 30 - Các phản ứng tăng cảm thường do dược chất. Mặc dầu mọi loại thuốc đều có nguy cơ gây phản ứng tăng cảm ở thận dưới đây là những thuốc thường gặp nhất Kháng sinh như penicillins cephalosporins quinolones NSAIDs Lợi tiểu thiazides furosemide Allopurinol Phenytoin Rifampin Interferon alfa Ức chế bơm proton Proton pump inhibitors - Các bệnh miễn dịch bệnh lupus .
đang nạp các trang xem trước