tailieunhanh - C.Mác và Ph.Ăngghen bàn về cơ sở tồn tại và biến đổi của tôn giáo - TS. Nguyễn Phú Lợi

Phát triển quan điểm của Mác, Ăngghen đã làm rõ nguồn gốc tự nhiên và xã hội của tôn giáo. Ông cho rằng, tôn giáo ra đời từ thời kỳ rất xa xưa của lịch sử nhân loại, do sự hạn chế trong nhận thức của con người về bản thân mình và về giới tự nhiên bên ngoài, xung quanh mình. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo bài viết " và bàn về cơ sở tồn tại và biến đổi của tôn giáo" của TS. Nguyễn Phú Lợi. | CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỜI ĐẠI VÀ BÀN VỀ CƠ SỞ TỒN TẠI VÀ BIẾN ĐỔI CỦA TÔN GIÁO TS NGUYỄN PHÚ LỢI Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng và duy vật lịch sử khi xem xét về nguồn gốc của tôn giáo không chỉ gắn tôn giáo với những cơ sở trần tục của nó mà còn khẳng định cái cơ sở trần tục ấy chính là nhà nước là xã hội. Đó là các xã hội hiện thực với những kết cấu phức tạp bởi nhiều yếu tố và nhiều mối quan hệ có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong đó sản xuất vật chất giữ vai trò quan trọng nhất là cơ sở khách quan quyết định đến mọi quan hệ hiện tượng xã hội và tôn giáo. Theo Mác căn nguyên sâu xa nhất của sự tồn tại tôn giáo là do những bất hợp lý trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên giữa con người với con người khiến cho các lực lượng tự nhiên và xã hội trở thành một lực lượng có tính siêu tự nhiên . Ông đã dùng các mệnh đề Tôn giáo là thế giới lộn ngược Tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự tri giác của con người chưa tìm thấy bản thân mình hoặc đã đánh mất bản thân mình một lần nữa hay Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng xoay xung quanh con người chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình 1 để diễn tả mối quan hệ đó của tôn giáo với con người. Mác luôn xem xét cơ sở tồn tại và mất đi của tôn giáo không tách khỏi cái xã hội hiện thực đã sản sinh ra nó. Theo Mác tôn giáo chỉ mất đi khi nào quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa con người với tự nhiên được giải quyết một cách rõ ràng và hợp lý. Ông viết Sự phản ánh có tính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà những quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con người được

TỪ KHÓA LIÊN QUAN