tailieunhanh - Báo cáo " Quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động "

Quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp trong việc đào tạo nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động Quan hệ lao động được thiết lập thông qua việc giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ). Về nguyên tắc, các quy định chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự cũng được áp dụng trong giao kết HĐLĐ, đặc biệt quy định về quyền tự do hợp đồng (tự do giao kết, tự do về hình thức, tự do về nội dung hợp đồng.). | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl QUY ĐỊNH CÙA PHẤP LUẬT Đối VỚI DOANH NGHỆP TRONG VIỆC DÀO TẠO NGHỀ BỒI DƯỠNG NÂNG CAO ki NĂNG NGHỀ VÀ ĐÀO TẠO LẠI NGHỀ CHO NGƯòi LAO ĐỘNG Nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Mong muốn của doanh nghiệp là có được đội ngũ lao động đủ về số lượng hợp lí về cơ cấu đảm bảo về chất lượng đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Để giúp doanh nghiệp chủ động và thuận lợi trong việc tuyển chọn sử dụng lao động nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh tăng khả năng cạnh tranh pháp luật hiện hành 1 quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ đào tạo bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề và đào tạo lại nghề cho người lao động. Thứ nhất doanh nghiệp có nghĩa vụ đào tạo nghề cho người lao động. Quy định này được hiểu là doanh nghiệp phải thực hiện đào tạo mới cho những người trên thực tế chưa qua đào tạo để sử dụng họ vào làm việc trong doanh nghiệp của mình. Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhu cầu phát triển ngành nghề yêu cầu đổi mới kĩ thuật công nghệ mà doanh nghiệp tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo nghề bồi dưỡng nghề đào tạo lại nghề cho người lao động. Kế hoạch này bao gồm các vấn đề Số lượng lao động cần đào tạo trình độ tay nghề cần đào tạo mới thời gian đào tạo dự kiến các vị trí công việc khi người lao động được đào tạo xong. Tuỳ từng điều Ths. ĐỖ THỊ DUNG kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cách thức khác nhau để tiến hành đào tạo nghề cho người lao động - Trường hợp doanh nghiệp trực tiếp đào tạo bằng cơ sở đào tạo của mình hoặc theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp thì các bên doanh nghiệp và người học nghề được doanh nghiệp tuyển vào học nghề phải giao kết hợp đồng học nghề. Theo quy định tại các điều 23 24 Bộ luật lao động các điều 35 36 37 Luật dạy nghề và hướng dẫn tại các điều 16 17 18 Nghị định của Chính phủ số 139 2006 NĐ-CP ngày 20 11 2006 hợp đồng học nghề được hiểu là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa đại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.