tailieunhanh - Báo cáo " Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 "

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các quy định của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 Trong mối quan hệ này, vấn đề đặt ra là quyền nêu câu hỏi của NSDLĐ khi đàm phán để giao kết hợp đồng. Họ chỉ có quyền đặt ra những câu hỏi liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động sẽ thiết lập, ví dụ về quá trình đào tạo, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc.; | Tong quan về Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 NGUỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯỞNUỚC NGOÀI VÀCÁCQUYĐỊNHCỦALUẬTQUỐC TỊCH VIỆT NAM NĂM2008 1. Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 Theo Điều 3 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài . Với cách giải thích này có thể thấy ngoài yếu tố cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài yếu tố quốc tịch là căn cứ quan trọng để phân chia người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành hai nhóm đối tượng là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam. - Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài là người dù cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài nhưng họ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam làm phát sinh quyền nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước và quyền trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Mối quan hệ quốc tịch là mối quan hệ có tính bền vững và ổn định. Công dân Việt Nam dù cư trú ở bất kì đâu trên lãnh thổ Việt Nam hay cư trú ở nước ngoài thì mối quan hệ quốc tịch giữa Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và công dân Việt Nam vẫn được duy trì. Công dân Việt Nam ThS. NGUyẾN THỊ KIM NGÂN định cư ở nước ngoài được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật Việt Nam quy định cho họ. - Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con cháu của họ đang cư trú sinh sống lâu dài ở nước ngoài. 1 Khác với công dân Việt Nam người gốc Việt Nam là đối tượng đã từng có quốc tịch Việt Nam do khi sinh ra cha mẹ họ là công dân Việt Nam nhưng nay không còn giữ quốc tịch Việt Nam nữa. Nguyên nhân dẫn đến việc mất quốc tịch Việt Nam của nhóm đối tượng này chủ yếu là do cha mẹ hoặc chính bản thân họ đã xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch của quốc gia nơi họ cư trú. 2 Chính vì đã mất quốc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN