tailieunhanh - Báo cáo " Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam "

Xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam Trước khi quan hệ lao động được chính thức thiết lập, giữa ứng viên và NSDLĐ đã hình thành mối quan hệ tiền hợp đồng. Quan hệ này bắt đầu từ khi NSDLĐ nhận được hồ sơ và kéo dài tới khi kết thúc giai đoạn tuyển chọn. Nội dung của quan hệ này là quyền, nghĩa vụ pháp lí của mỗi bên | NGHIÊN cứu - TRAO Đổl XẤCĐịNHHÀNHVIQỊiNHTRANHKHÔNGLÀNHIỂẠNHVÀHẰNHVlHẠNCHẾCẠNHTRANH lêiquanđóiqưyốìsởhOucôngngh ĩheoqưyđịnhcủaphApluẬtvétnam 1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp 1 Nhằm bù đắp cho những nỗ lực sáng tạo của chủ thể đã tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp pháp luật quy định chủ thể sáng tạo được trao những độc quyền trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên độc quyền có thể gây ra những tác động tiêu cực cho khả năng tiếp cận hàng hoá của người tiêu dùng cho sự lưu chuyển bình thường của hàng hoá dịch vụ trên thị trường và cho cạnh tranh lành mạnh. Bởi chủ thể nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp dễ dàng lạm dụng quyền đó để cản trở hoạt động thương mại gây tổn hại cho người tiêu dùng. 2 Hơn nữa xuất phát từ giá trị thương mại của đối tượng sở hữu công nghiệp chủ thể kinh doanh thường nghĩ đến việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của đối thủ cạnh tranh vốn được coi như một trong những thành quả đầu tư của đối thủ cạnh tranh để kiếm lời và gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh. Bởi vậy việc xuất hiện các hành vi cạnh tranh liên quan đến sở hữu công nghiệp là tất yếu. Những hành vi này vừa vi phạm pháp luật cạnh tranh vừa vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ được chia thành hai loại hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Khi Ths. NGUyẾN NH-QUỲNH nền kinh tế càng phát triển thì những hành vi này càng nhiều. Thực tế đó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ sự cân bằng giữa bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chính sách đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. 3 Hành vi cạnh tranh bất hợp pháp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp vi phạm cả pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ. Nhiều quốc gia trên thế giới nhìn nhận được mối quan hệ giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ nên đã có chính sách cũng như pháp luật giải quyết các vụ việc cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu trí .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.