tailieunhanh - Bài giảng cấp cứu nhãn khoa - Bỏng mắt do hóa chất

Bỏng mắt do hóa chất có thể gặp từ nhẹ đến rất nặng, gây mù lòa vĩnh viễn trên 1 hoặc cả 2 mắt. Để tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng cấp cứu nhãn khoa - Bỏng mắt do hóa chất" để từ đó biết cách xử trí khi gặp trường hợp này. | Bài giảng cấp cứu Nhãn khoa BỎNG MẮT DO HÓA CHẤT Bỏng mắt do hoá chất có thể gặp từ nhẹ đến rất nặng gây mù lòa vĩnh viễn trên 1 hoặc cả 2 mắt. Đa số do tai nạn lao động song ở nước ta số nạn nhân bị tấn công bằng hóa chất còn gặp với tỷ lệ khá cao. Mức độ trầm trọng phụ thuộc vào tính chất của hóa chất gây bỏng vùng bề mặt bị thương tổn thời gian tiếp xúc. Cấp cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng trong điều trị và tiên lượng về chức năng và thẩm mỹ. 1. TÁC ĐỘNG CỦA HOÁ CHẤT TRÊN MÔ TẠI MẮT Tổn thương do hoá chất có thể do độc chất axít hay kiềm. Độ trầm trọng của mọi loại bỏng tùy thuộc nồng độ thời gian tiếp xúc và độ pH. Axít yếu ít tác động đến mô mà nó tiếp xc. Trong quá trình gây tổn thương Ion H làm kết tủa protein của mô. Sự kết tủa tại biểu mô làm giác mạc mất tính trong suốt trở nên đục song nó cũng tạo thành hàng rào bảo vệ chủ mô giác mạc và thành phần nội nhãn. Acid thường gặp nhất là acid sulphuric sulphurous acetic. Bỏng kiềm khá thường gặp do hóa chất này đuợc sử dụng khá phổ biến tại gia đình v cơng xưởng. Đa số gặp là ammonia sodium hydroxide và kiềm có khả năng thấm sâu nhanh hơn acid. Chất kiềm và axít mạnh tác động đến mô nhanh gây ra hiện tượng xà phòng hoá màng tế bào làm tổn hại chất keo và nghẽn tắc mạch trong kết mạc thượng củng mạc màng bồ đào trước. Tạo nên những tổn thương trầm trọng không thể phục hồi có thể dẫn đến teo nhãn. 2. DIỄN TIẾN LÂM SÀNG Sau khi tiếp xúc với hóa chất bệnh nhân cảm thấy - Đau dữ dội chảy nước mắt sống co quắp mi do kích thích trực tiếp đầu thần kinh trong biểu mô giác mạc và kết mạc. - Khi bỏng trầm trọng đặc biệt với chất kềm nhãn áp tăng tức thời do khung chất keo tại giác mạc và củng mạc tiếp xúc với hoá chất bị co lại rất nhanh và phóng thích prostaglandin. Với dung dịch kiềm mạnh pH 12 xâm nhập vào các mô tại mắt liên tục cho tới khi được loại trừ hay pha loãng tối đa. Tế bào lát kế cận tiền phòng bị phá hủy dẫn tới phản ứng viêm. Xuất tiết trầm trọng ở kết mạc và phần trước nhãn cầu .Về sau gây

TỪ KHÓA LIÊN QUAN